Đời sống văn hóa

Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Duy Minh 11:22 16/02/2025

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đã diễn ra Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

x.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia hoạt động mở cửa tháp Chăm. Ảnh: Tuấn Đức

Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; cùng đại diện lãnh đạo một số ban bộ ngành Trung ương.

Ngày hội năm nay có sự tham gia của khoảng hơn 200 người là đại diện già làng, trưởng bản tiêu biểu, nhân sỹ, trí thức, nghệ nhân của của 28 cộng đồng dân tộc, 29 lượt cộng đồng huy động của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền, trong đó có các dân tộc ít người như: Si La, Kháng, Hà Nhì, Cống (Lai Châu), Lô Lô, Bố Y, Pà Thẻn, La Chí (Hà Giang).

Sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc, mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch những ngày đầu Xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại Ngày hội, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng được về dự Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" Xuân Ất Tỵ năm 2025 - một sự kiện thường niên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nơi góp phần hội tụ, gắn kết các dân tộc, nơi bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Nêu rõ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú, độc đáo đã tạo nên bức tranh văn hóa vừa đa dạng, trong sự thống nhất cao, phản ánh sự sáng tạo và bản lĩnh của người Việt qua các thời kỳ lịch sử, Chủ tịch nước nhấn mạnh, một trong những giá trị quan trọng nhất của nền văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em chính là tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái, đã tạo sức mạnh nội sinh, là nền tảng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam ngày nay.

Chủ tịch nước đánh giá cao việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức nhiều sự kiện văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc tại Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam. Trong đó, hội tụ về “Ngôi nhà chung” với những hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; các nghi thức, lễ hội độc đáo đậm sắc màu được hình thành sống động trong dòng chảy văn hóa các dân tộc, đã làm nổi bật những vẻ đẹp đa sắc của văn hóa Việt Nam, qua đó tiếp tục khẳng định, lan tỏa sức sống giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong phát triển, giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

xx.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường với bà con dân tộc tại ngày hội. Ảnh: Tuấn Đức

Khẳng định Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” không chỉ là một sự kiện mừng Xuân, còn là một hoạt động văn hóa, chính trị mang nhiều ý nghĩa, Chủ tịch nước cho rằng đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại, giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết và đồng hành cùng nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, cùng cộng đồng các dân tộc đã có nhiều sáng kiến, duy trì và phát triển các hoạt động tại Làng Văn hóa -Du lịch các dân tộc Việt Nam giữa lòng Thủ đô Hà Nội để nhân dân, du khách được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, trong đại gia đình cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch nước chỉ rõ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược, nhất quán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước ta, trong suốt quá trình cách mạng và trong thời kỳ mới, nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là tài sản vô giá, là nguồn lực vô cùng quý báu để chúng ta xây dựng một Việt Nam hùng mạnh. Nhờ vào sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa, cùng với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chúng ta đã, đang và sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn tới những thành tựu vĩ đại trong công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.

vv.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng cây lưu niệm. Ảnh: Tuấn Đức

Chủ tịch nước lưu ý, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc, đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tôn vinh và trân trọng sự đóng góp quan trọng của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm đà bản sắc để cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đã có từ ngàn đời nay, với những hoạt động nối bật như: Nghi thức mở cửa Tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng dân tộc Chăm; Lễ hội khai hạ và giới thiệu, trình diễn lịch tre - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, với những phong tục tập quán độc đáo, gắn liền với mùa màng và sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên; Tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận với những điệu múa, lời ca và những nghi lễ mang đậm tinh thần tôn vinh những giá trị cao đẹp, sự gắn kết cộng đồng. Từ những hoạt động cụ thể này, mỗi người dân, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh của truyền thống, sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân tộc, từ đó phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong quá trình phát triển đất nước. Bên cạnh đó, còn có nhiều chương trình giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tái hiện lễ hội, giới thiệu ẩm thực, trang phục và các trò chơi dân gian tại các làng dân tộc Thái, Raglai, Mường.

z6319451001908-c6d1b4cfe9d22d439632a93faeeb9d66.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà cho đại diện bà con đồng bào các dân tộc. Ảnh: Tuấn Đức

Trong không khí tưng bừng của Ngày hội, Chủ tịch nước đã tặng quà cho đại diện đồng bào các dân tộc và nhận quà tượng trưng từ đại diện đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; tham gia lễ mở tháp Chăm của đồng bào dân tộc Chăm; lễ Khai hạ và nghi thức xuống đồng của đồng bào dân tộc Mường và tham gia Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Ất Tỵ cùng các hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc...

Thông qua các hoạt động này sẽ tăng cường sự gắn kết cộng đồng, thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc, đồng thời gửi gắm lời chúc mừng năm mới, niềm tin và khát vọng vào một năm phát triển, an khang, thịnh vượng, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm phong phú, sâu sắc về một nền văn hóa đa dạng, thống nhất của dân tộc Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cơ hội khám phá "Lược sử âm nhạc" qua cuốn sách của Robert Philip
    "Lược sử âm nhạc" - một tác phẩm đồ sộ của Robert Philip vừa được Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết với Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành. Với 40 chương sách được sắp xếp một cách khoa học, cuốn sách cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển của âm nhạc qua hàng thiên niên kỷ qua đó giúp bạn đọc hình dung rõ nét về bản chất, vai trò và lịch sử phát triển của âm nhạc.
  • Thanh niên Thủ đô phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu qua các phong trào cách mạng
    Tiếp bước thế hệ thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu và thanh niên “Ba sẵn sàng” năm xưa, tuổi trẻ Thủ đô mang khát vọng thanh xuân của mình hòa cùng với khát vọng chung của Thủ đô và đất nước; đem sức mạnh, bản lĩnh và trí tuệ, sức trẻ Thủ đô vào công cuộc đổi mới và kỷ nguyên vươn mình...
  • Di tích Khâm Thiên Giám của triều Nguyễn xuống cấp nghiêm trọng
    Cơ quan thiên văn, khí tượng thủy văn quan trọng của triều Nguyễn Khâm Thiên Giám (Kinh thành Huế) đã xuống cấp nghiêm trọng và các cơ quan liên quan đã phải ra cảnh báo nguy hiểm “khu vực có công trình xuống cấp, nguy hiểm, tránh lại gần để đảm bảo an toàn”.
  • [Podcast] Đắm say Hà Nội những ngày tháng Ba
    Một năm có 12 tháng, thì tháng nào của Hà Nội cũng chuyên chở theo những câu chuyện lịch sử, văn hóa hoặc vẻ đẹp của cảnh sắc hiếm nơi nào có được. Tháng Ba, phố phường Thủ đô bước vào khúc giao mùa huyền ảo. Mỗi ngày trôi qua, vạn vật thoắt biến chuyển theo nốt nhạc thời gian khiến lòng người bâng khuâng lưu luyến. Cũng trong tháng 3, Hà Nội bừng lên sắc màu rực rỡ gắn với ngày lễ trọng của Thành phố. Và trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chìm đắm vào những ngày tháng 3 giàu giá trị lịch sử, cũng như cảnh sắt tuyệt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • Quận uỷ Cầu Giấy phát động Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    Ngày 13/3, Quận uỷ Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị triển khai “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025”; Kế hoạch tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Sân khấu bán thực cảnh khai mạc Năm Du lịch Quốc gia “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”
    Chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” sẽ diễn ra tại bờ sông Hương thuộc khu vực Bia Quốc học (TP Huế) với sân khấu bán thực cảnh.
  • MV Bắc Bling của Hòa Minzy top 1 toàn cầu
    Với hơn 19.5 triệu view trong 1 tuần, Hòa Minzy vượt mặt cả 2 Lisa và G-Dragon. Nếu FUTW nhận về gần 14 triệu view thì Drama thu hút hơn 9.7 triệu mắt xem.
  • Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Tối 12/3, tại Đình làng Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức lễ công bố lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
  • Danh sách 118 điểm đại lý dịch vụ công trực tuyến của Thành phố Hà Nội
    Ngày 12/3, Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 52/TB-TTPVHCC về việc triển khai nhân rộng mô hình Đại lý Dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội (Giai đoạn 2).
  • Tổ chức Lễ hội hoa Ban quy mô lớn nhất từ trước tới nay
    Từ ngày 13-16/3, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ 8.
Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO