Đời sống văn hóa

Lễ hội Kinh Dương Vương - Đức Thủy tổ khai sinh mở nước

Việt Thương 14:47 14/02/2025

Lễ hội Kinh Dương Vương (thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã chính thức khai hội ngày 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng).

7.jpg
Đoàn đại biểu dâng hoa, lễ vật khai hội Kinh Dương Vương. (ảnh: báo Bắc Ninh)

Đây là dịp để người dân nhớ về ơn đức Thủy tổ đã khai sinh mở nước, kính báo với tổ tiên những thành tựu mà bao thế hệ con Lạc cháu Hồng đã đoàn kết, giữ vững độc lập chủ quyền Quốc gia dân tộc và dựng xây quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo truyền thuyết và các tài liệu, thư tịch cổ, năm 2879 trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi, lập nên nhà nước Xích Quỷ, Nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các Vua Hùng.

Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thờ Thủy tổ dân tộc Việt Nam được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ Nam sông Đuống, đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) được trùng tu và đặt văn bia. Những năm qua, khu di tích lịch sử Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư duy tu, bảo tồn, tôn tạo, đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế và các đoàn nghiên cứu về dâng hương bái yết tổ tiên. Đây là di tích đặc biệt quan trọng của vùng Luy Lâu - Kinh Bắc.

Hiện nay, khu quần thể Lăng và đền Kinh Dương Vương còn lưu lại những dấu tích xưa với bia, mộ và hoành phi, câu đối: "Nam Bang Thủy Tổ” (Thủy tổ nước Nam), "Nam tổ miếu” (miếu thờ ông Tổ nước Nam), "Bách Việt Tổ” (Vua tổ nước Nam)…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức hằng năm từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Giêng, với phần lễ và phần hội. Năm nay, phần lễ gồm dâng hương kỷ niệm 4.904 năm đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sinh mở nước và các nghi thức tế lễ tại đền thờ và Lăng Kinh Dương Vương; phần hội tổ chức hát chèo, Quan họ; múa rối nước; giải bóng chuyền, cờ tướng, vật; giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống…

Tham gia lễ hội Kinh Dương Vương, người dân, du khách không chỉ có dịp tưởng niệm vị Thủy tổ dân tộc Việt, tham dự sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân nơi đây mà còn có dịp tham quan các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của vùng đất Thuận Thành như: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, làng tranh dân gian Đông Hồ./.

Bài liên quan
  • Đền Trần Nam Định tấp nập khách du xuân
    Vào ngày đầu năm mới Ất Tỵ, không khí tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) trở nên vô cùng nhộn nhịp, đông đúc với hàng nghìn lượt khách thập phương đến dâng hương, cầu nguyện, du xuân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đậm nét thanh lịch trong Tết Nguyên tiêu của người Hà Nội
    Người xưa có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng" để nói về tầm quan trọng của Tết Nguyên tiêu – một ngày lễ trọng trong năm của văn hóa truyền thống Việt. Chính vì vậy, vào Rằm tháng Giêng hầu hết các gia đình đều chuẩn bị chu đáo để làm lễ. Đi lễ đền, chùa ngày rằm không chỉ là việc gìn giữ nét đẹp truyền thống của người Việt mà còn của người Tràng An – Hà Nội nói riêng. Sự thanh lịch văn minh của người Hà Nội được thể hiện qua những nét ứng xử đẹp khi đến lễ chùa, hay sắp mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Giêng. Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay cúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phong tục ăn Tết nguyên tiêu của người Hà Nội.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số luôn được quan tâm
    Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng về việc cử tri kiến nghị cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu có quy định, định mức các chính sách hỗ trợ kinh phí để địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; các chính sách đối với nghệ nhân ở các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…
  • SHB chốt quyền trả cổ tức, tin vui đầu năm cho cổ đông
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 40.658 tỷ đồng, tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống. Việc liên tục tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông.
  • VPBank tặng loa thông báo biến động số dư – lì xì đầu xuân, rước lộc may mắn cho chủ hộ kinh doanh
    Trong tháng 2/2025, VPBank triển khai chương trình tặng 200 loa thông báo biến động số dư cho các khách hàng thay cho lời chúc năm mới 2025 phát tài, phát lộc đến các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Kinh Dương Vương - Đức Thủy tổ khai sinh mở nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO