Năm Tý kể chuyện Chuột

Yên Giang| 26/01/2020 08:16

Chuột là giống thú 4 chân bé nhất nhưng lại được xếp hàng đầu trong số 12 con Giáp thuộc lịch pháp Can - Chi cổ truyền của văn hóa phương Đông. Chuột chui rúc, len lỏi khắp môi trường sống của con người, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nông nghiệp gây ra vô vàn hệ lụy. Tuy nhiên, trong hàng ngàn loài chuột có loài được người ta bắt làm thực phẩm hoặc nuôi làm vật thí nghiệm, nghiên cứu khoa học trong ngành y… Loài chuột tuy bé nhỏ nhưng rất tinh ranh. Có truyền thuyết xưa kể rằng: - Khi thượng đế tổ chức cuộ

Năm Tý kể chuyện Chuột
Tranh minh họa truyện “Đám cưới chuột” của họa sĩ Ngô Mạnh Lân. 
Thành ngữ - Tục ngữ
- Nhà hôi như tổ chuột
- Chuột chạy cùng sào
- Chuột sa chĩnh gạo
- Lù rù như chuột chù phải khói
- Đầu voi đuôi chuột
- Ướt như chuột lột
- Lấm lét như chuột ngày
- Cháy nhà ra mặt chuột
- Hổ ham heo như mèo ham chuột
- Cáo vuốt đuôi gà
- Chuột nhà rậm lông,
Chuột đồng dầy mỡ
- Gà hấp chuột chiên
Thác lác chả nghiền
Cá rô kho tộ.
- Kiến bò lổm ngổm
Chuột chạy rào rào
Thế nào cũng bão.
- Hoài hồng ngâm cho chuột vọc
Hoài hạt ngọc cho trâu vầy.
- Dơi không ra dơi
Chuột không ra chuột

Ca dao
- Chuột nhắt đòi bắt chị mèo,
Mèo quơ mười phát, chuột queo cả bầy.
- Sân đình đâu phải bãi hoang
Gái trai chim chuột, Thành hoàng trị ngay.
- Mèo già rủ chuột đi chơi
Vừa ra khỏi ngõ mèo xơi chuột liền
- Đói thì ra rẫy gậm khoai
Chuột vô chĩnh gạo, đố nhoài thoát thân.
- Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ vỗ đùi cười: - Cả họ mày thơm!
- Chuột chê xó bếp chẳng ăn
Chó chê nhà dột sang nằm bụi tre
- Chim chích mà đậu cành sồi
Chuột chù trong cống đòi soi gương Tàu 
- Chuột kêu chút chít trong rương
Anh đi cho khéo, đụng giường mẹ hay.
- Thứ nhất đom đóm vào nhà
Thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn.
- Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà
- Hàm rộng, miệng cọp: anh hùng
Hàm rắn miệng chuột: bất trung vô nghì
- Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
Trai thì gian xảo, gái thời đong đưa
- Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Mèo rình bắt chuột đụng mùng cũng ghen
- Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Con chuột tuổi Tý, con dê tuổi Mùi
- Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
- Anh là con cái nhà ai
Cái đầu bờm xợp, cái tai vật vờ
Cơm no rồi lại ngồi bờ
Con chó tưởng chuột nó vồ mất tai
- Con mèo, con chuột có lông
Ống tre có mắt, nồi đồng có quai
- Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
- Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều
- Chuột nằm bồ thóc khoanh đuôi
Con dâu bà xã đuổi ruồi không bay
- Hang hùm ai dám mó tay
Chuột nào lại dám cắn dây buộc mèo?
- Tuổi Tý là con chuột nhà
Bắt vịt, bắt gà; xoi ngách, đào hang…

Nói ngược
- Bao giờ cho cám ăn heo
Cho chuột ăn mèo, cho cỏ ăn trâu
- Con chuột  kéo cày liên hồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
- Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu

Câu đố
- Bằng mẩu củi
Lủi vô lùm
Cái lưng lum khum
Cái đuôi nghí ngoáy, là con gì?
(Con chuột)
- Bốn anh cùng chung một tên
Cùng chung một xóm, chẳng riêng một làng
Một anh thì đỗ quan sang
Một anh hôi rịch như chàng cú hoang
Một anh con đống cháu đàn
Một anh bé tý chỉ bằng ngón tay
Là con gì? 
(là chuột cống
chuột chù
chuột đám
chuột nhắt)
- Con mẻo con meo
Con mèo đuổi chuột
Cầm đuốc soi đường
Cầm gương soi mặt
Mèo bắt cái đuôi
Chuột chui hang tối
Mèo đói kêu meo
Meo mẻo mèo meo…

Vè 
Ve vẻ vè ve
Kể vè con chuột 
Mình thuôn thậm thuột
Tựa đoạn ống tre
Bộ lông hoe hoe
Cái đuôi ngoắt ngoắt
Cái mồm nhọn hoắt
Con mắt thòi lòi
Chòm râu cá chốt
Cái răng dài sọc
Cắn phá động trời 
Ai ai cũng sợ
Cả đời vay nợ
Cũng tại chuột bầy
Phá sạch gia tài
Cũng là tại nó
Cấy cày lao khổ
Lúa mới trổ đòng
Nó cắn sạch trơn
Sáng ra thăm đồng 
Còn ba hạt lép…

Đeo chuông vào cổ mèo
Từ lâu lắm rồi, họ hàng nhà chuột đã là món ăn khoái khẩu của họ nhà mèo.
Đến một ngày nọ, Hội đồng chuột không thể đời đời để con cháu mình chịu cảnh hiến thân cho kẻ ác, bèn triệu tập buổi họp hội đồng để các thành viên hiến kế chống lại loài sát thủ truyền kiếp. 
Buổi họp được hưởng ứng nhiệt liệt, ngay từ phút đầu đã có nhiều thành viên xin hiến kế.
Một cụ chuột râu ria đã bạc cả, lên tiếng trước: 
- Thưa Hội đồng, kế hay nhất từ xưa đến nay, không chỉ nhà chuột chúng ta từng thực hiện, mà cả loài người cũng ưa dùng…
Tất cả nhao nhao hỏi: 
- Kế gì? Kế gì?
Cụ chuột dõng dạc:
- Là kế “miếng thịt, bịt miệng”, ấy là cách của loài người, còn loài mèo thì cứ lấy “xâu cá vá mồm”!, các vị có thấy hay không? 
Tất cả lại nhao nhao:
- Hay! Hay! Nhưng lỗi thời rồi! Lỗi thời rồi!
Một ông chuột trong đám giải thích: 
- Thì ông cha ta chả làm kế đó mãi rồi sao? Các vị có xem tranh Đông Hồ họ vẽ về loài ta trong “Thầy cống vinh quy” rồi “Đám cưới chuột” chưa? Để thầy cống, đám cưới chuột được trót lọt các cụ nhà ta đã phải cử một đoàn mang lễ cá đến dâng cửa nhà mèo đó. Mà không chỉ những sự ấy nhớ. Mà sự to, sự nhỏ muốn cho yên đều phải dâng lễ cống nạp như vậy. Nhưng nhẫn tâm thay, chỉ ít lâu sau, đâu lại hoàn đấy.
Cả phòng họp im lặng hồi lâu. Mọi thành viên hồi hộp chờ đợi.
Rồi từ cuối phòng, một bác chuột cống tự tin đã lên tiếng;
- Theo tôi, ta nên học loài người ở cách làm bẫy bắt hổ. Hổ dữ tợn, hung bạo là thế mà họ còn làm bẫy diệt được. Ta sợ đếch gì loài mèo!
Tất cả lại nhao nhao:
- Không ổn, không ổn.
- Thân ta bé nhỏ, làm bẫy cách gì? Mà loài mèo khôn lắm, chúng còn dạy cả loài hổ leo cây đấy, chúng dễ gì mà ta bẫy.
Bác chuột cống vẻ mặt lúng túng, tiếp lời:
- Hay là chúng ta đánh bả cho cả họ nhà nó chết toi!
Tất cả lại nhao nhao:
- Có chúng ta trúng bả thì có.
- Bất khả thi, bất khả thi.
- Ta lấy gì làm bả?
Sau lần này thì phòng họp chìm trong im lặng, thất vọng. Rồi điều gì đến sẽ đến, một chàng chuột xù dị tướng hùng hổ tiến lên trước giọng oang oang:
- Tôi xin hiến kế, diệu kế
Đám đông lại nhao nhao:
- Nói ngay, nói ngay xem nào!
Chuột xù dõng dạc:
- Xin thưa quý vị!
Theo tôi, đây là cách hay nhất, hay nhất!
(ngừng một lát, tiếp)
Chúng ta sẽ tìm cách đeo vào cổ loài mèo, mỗi con một chiếc chuông đồng.
- Để làm gì, để làm gì?
- Để khi chúng mò đến đâu, nhảy đến đâu, chuông sẽ rung lên ở chỗ đó, nhà chuột ta sẽ tìm đường lẩn tránh lập tức. Các vị thấy có diệu kế không?
Tất cả phòng họp đồng thanh reo lên:
- Diệu kế! Diệu kế!
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Năm Tý kể chuyện Chuột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO