Sân khấu - Điện ảnh

“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” tái ngộ khán giả Nhà hát Tuổi trẻ

Phương Anh (t/h) 08/07/2023 06:36

Tháng 7, tháng 8 tới, “Mùa kịch Lưu Quang Vũ sẽ tái ngộ khán giả với 4 vở diễn đặc sắc.

“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” là thương hiệu nghệ thuật đặc sắc của Nhà hát Tuổi trẻ. 4 vở diễn được giới thiệu lần này đều mang trong mình những khát khao sáng tạo của các nghệ sĩ khi đứng trước thách thức làm mới mình trong việc ứng xử với những tác phẩm có tầm vóc, mang đậm tính khái quát, điển hình. Đó vừa là cách tiếp nối và khẳng định các giá trị bền lâu của kịch Lưu Quang Vũ, vừa mở ra không gian đối thoại giữa khán giả với tư tưởng, tình cảm mà ông gửi gắm, thông qua cách nhìn nhận, giải mã và chiêm nghiệm mới mẻ.

ong-khong-phai-la-bo-toi-2-.jpg
Vở kịch nói "Ông không phải là bố tôi".

Vở "Ông không phải là bố tôi", được đạo diễn bởi Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Sĩ Tiến, là một trong những tác phẩm cuối cùng mà Lưu Quang Vũ đã sáng tác trước khi kết thúc sự nghiệp. Vở diễn này truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự hiểu biết, chia sẻ và tình yêu thương.

ai-la-thu-pham-4-.jpg
Vở kịch "Ai là thủ phạm" trong mùa diễn lần này.

Vở "Ai là thủ phạm" do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chí Trung đạo diễn, tái hiện cuộc sống thường nhật của người dân thành thị trong những năm 1980 ở Hà Nội. Tác phẩm này tập trung vào một lớp trẻ, sinh ra và lớn lên trong các môi trường giáo dục và hoàn cảnh sống khác nhau, gắn kết bởi số phận và đưa họ đến những ngã rẽ khác nhau trong cuộc đời.

hoa-cuc-xanh-tren-dam-lay-5-.jpg
Vở kịch "Hoa cúc xanh trên đầm lầy" mang yếu tố giả tưởng.

Còn vở "Hoa cúc xanh trên đầm lầy" do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Sĩ Tiến đạo diễn, thông qua mối tình của ba nhân vật chính, chạm đến vấn đề về sự xâm nhập ngày càng sâu của các cỗ máy trí tuệ nhân tạo vào đời sống xã hội. Tác phẩm tạo ra một bức tranh về cuộc sống tiện nghi và hoàn thiện do công nghệ mang lại, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về hệ giá trị mới mà con người có thể bước vào, làm mờ những giá trị thiêng liêng và tạo ra những khoảng trống trong tâm hồn.

song-mai-tuoi-17-6-.jpg
Vở kịch đầu tay của tác giả Lưu Quang Vũ "Sống mãi tuổi 17".

Vở kịch "Sống mãi tuổi 17", cũng được dàn dựng bởi Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Sĩ Tiến, là tác phẩm sân khấu đầu tiên của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Vở diễn này lần đầu ra mắt công chúng tại Nhà hát Tuổi trẻ hơn 40 năm trước, mang đến câu chuyện về hình tượng anh hùng cách mạng Lý Tự Trọng. Với sự khơi gợi của vở diễn, lớp trẻ ngày nay được thức tỉnh ý chí quyết tâm và không chùn bước trên con đường mà họ đã chọn, đối mặt với sứ mệnh mới của thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay và tương lai.

Trong mùa kịch năm nay, vở diễn quy tụ những gương mặt được yêu mến tại Nhà hát Tuổi trẻ như: Đức Khuê, Hoa Thúy, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Lương Thu Trang, Bá Anh, Quang Ánh, Thanh Bình, Thanh Dương, Nguyệt Hằng, Anh Thơ, Chí Huy, Thanh Tú, Minh Cúc, Đức Anh, Du Ka, Hương Thủy...

Các tác phẩm sẽ được trình diễn tại sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ, địa chỉ 11 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, từ ngày 15/7./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
“Mùa kịch Lưu Quang Vũ” tái ngộ khán giả Nhà hát Tuổi trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO