Kịch Lưu Quang Vũ: Còn mãi với thời gian

Miên Thảo| 19/08/2018 14:54

Dù đi xa đã 30 năm (1988 - 2018) nhưng những vở kịch của Lưu Quang Vũ vẫn còn mãi với thời gian. Nhất là dịp này, khán giả yêu kịch ở Hà Nội đang được gặp lại tác giả Lưu Quang Vũ khi Nhà hát Tuổi trẻ tổ chức liên hoan các tác phẩm của nhà viết kịch tài năng này và Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở mới “Nguồn sáng trong trời” cũng của ông.

Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ  của Nhà hát Tuổi trẻ được trải dài vào những ngày cuối tuần tại rạp Tuổi trẻ, số 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội trong suốt tháng 8 và sang đầu tháng 9 với bốn vở kịch: “Lời nói dối cuối cùng” (ngày 4/8); “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” (11 và 24/8), “Ai là thủ phạm” (18/8) và “Lời thề thứ 9” (1/9). Riêng vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” có thêm suất diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội tối 25/8. 

Kịch Lưu Quang Vũ: Còn mãi với thời gian
Vở kịch “Lời thề thứ 9” của tác gia Lưu Quang Vũ luôn cuốn hút khán giả bởi nóng hổi tính thời sự. 
“Lời nói dối cuối cùng” là vở hài kịch kể về Cuội đã nói dối khắp đây liền đó chỉ vì ước mong có được tình yêu của cô Lụa. Dù nói dối nhưng lạ thay chẳng ai ghét bỏ gì Cuội. Trái lại ai cũng thích thú khi nhờ Cuội mà biết bao bộ mặt thật của bọn công tử học đòi như công tử Lãn; của bọn quan dốt, quan tham như sử quan, ngự y… bị vạch trần trong tiếng cười thật đã. 

“Hoa cúc xanh trên đầm lầy” lại là vở kịch giả tưởng kể về mối tình tay ba giữa Hoàng – Liên – Vân. Dù được viết cách đây gần 40 năm nhưng vở kịch thật hiện đại với những robot Liên – Vân không gò ép, khô cứng. Vở kịch đã nhẹ nhàng dẫn dắt cảm xúc của khán giả ngắm nhìn bức tranh đầy xô bồ, toan tính của hiện thực rồi lại ngắm nhìn bức tranh đầy trong trẻo của ước mơ. 

Mang đến một không khí bao cấp với biết bao chuyện tréo ngoe, mạch chảy niềm tin bị đánh cắp chảy tràn trong vở kịch “Ai là thủ phạm”. Vinh đấy - chàng thanh niên vừa đi trại tập trung cải tạo trở về, dẫu muốn sống tốt, muốn sống nhân hậu mà không  thể được khi những con người như ông Tỷ, bà Loa, ông Đời, bà Uy… trong khu tập thể Phượng Hoàng ở Hà Nội (những năm 80 của thế kỷ trước) luôn phủ lên anh bao hoài nghi cùng lời đơm đặt... Chỉ có cô bạn gái Diệp mong manh hay bà mẹ kế tên Nhân, dẫu tốt nhưng ít hiểu con chồng… cũng chẳng thể cứu vãn được tâm hồn bị tổn thương nơi Vinh… 

“Lời thề thứ 9”, Lưu Quang Vũ lại đưa khán giả đến câu chuyện của những người lính hôm qua và hôm nay. Ở đó ta gặp những chàng lính trẻ đầy lý tưởng cùng những khát khao được cống hiến, gặp những bà mẹ hy sinh cả đời để luôn là hậu phương vững vàng… Ở đó cũng có những vệt xám với một bộ phận cán bộ bị tha hóa có thể vì quan liệu mà cũng có thể vì lợi ích cá nhân…

Còn với  vở kịch “Nguồn sáng trong đời” vừa mới được Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn lại là câu chuyện cảm động về tình đồng chí, đồng đội của hai cựu chiến binh Lê Chí và Toàn. Lê Chí là sinh viên cũ của trường mỹ thuật, từ chiến trường trở về mù cả hai mắt. Không nản, anh tiếp tục thực hiện ước mơ ngày nào bằng việc đắp nặn những pho tượng và được mọi khích lệ. Và rồi Lê Chí còn khát khao được nhìn thấy ánh sáng nhưng chờ mãi, chờ mãi mà không nhận được giác mạc hiến tặng. Giữa lúc đó, Lê Chí gặp được Toàn là một kỹ sư mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống chỉ còn đếm từng tuần. Anh đã lựa chọn tự nguyện lên bàn mổ (dù xác suất sống chỉ có 1/1000) để hiến tặng giác mạc cho Lê Chí cũng như để lại cho y học một số tài liệu thực nghiệm...

Có thể thấy, mỗi vở kịch của Lưu Quang Vũ dù rằng được viết cách đây hơn 30 năm nhưng mỗi vấn đề ông đặt ra vẫn luôn tươi mới, mang tính thời sự nóng hổi. Thế nên, những năm qua những vở kịch này vẫn luôn khiến khán giả Hà Nội quan tâm mua vé đến rạp. Và, dù luôn chạm đến rất nhiều mặt trái gai góc của cuộc sống nhưng kịch Lưu Quang Vũ vẫn bay vút lên cao bởi luôn sẵn một niềm tin, niềm lạc quan trong trẻo, nhân ái về sự tử tế luôn sẵn có ở mỗi người đang cần được đánh thức chứ đừng lỡ đánh mất. “Anh Vũ là tác giả viết đầy sung sức, mạnh mẽ khi không chỉ chạm được đến nhiều vấn đề của cuộc sống mà còn luôn mang tính dự báo. Vậy nên không có gì là lạ khi các vở diễn của anh có tuổi đời hơn 30 năm mà không xưa cũ. Tất nhiên, để kéo khán giả hôm nay đến rạp thì từ kịch bản văn học rất sâu sắc, chí lý ấy của Lưu Quang Vũ, chúng tôi luôn cố gắng tìm những hình thức thể hiện mới cùng những hương vị mới…” – Đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến – Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ nói. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Kịch Lưu Quang Vũ: Còn mãi với thời gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO