Múa dân gian trong lễ hội truyền thống Thăng Long - Hà Nội

PGS.TS Đỗ Thị Hảo| 06/07/2017 11:31

Từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, nghệ thuật ca hát, nhảy múa… đã là những hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ phổ biến, quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng. Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, truyền thống ca múa đặc sắc ấy cùng với nhiều loại hình văn hóa dân gian khác đã góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc văn hóa Việt, một nền văn hóa có sức sống mãnh liệt, diệu kỳ, trường tồn, bất diệt. Và rồi đến kỷ nguyên Đại Việt độc lập tự chủ, ca múa dân gian đã như một dòng chảy liên tục từ cội nguồn văn h

Qua di tích và thư tịch cổ, cảnh vũ nữ múa dâng hoa (bệ đá chùa Phật Tích - Bắc Ninh), hay “Những điệu múa tuyệt vời, tỏ rõ niềm vui đời thịnh trị lại có ca khúc Tiên tử xuống mây, véo von điệu hát ngợi ca công lao to lớn của tiên vương. Rồi điệu múa Sao băng dời chỗ, dáng điệu thật uyển chuyển để chúc tụng ơn sâu giáo hóa” (Văn bia chùa Đọi - TK12). Sách Việt sử thông giám cương mục cũng cho biết trong lễ sinh nhật vua Lý Nhân Tông (năm 1123) đã có nhà múa lưu động có bánh xe đẩy đi biểu diễn ở các phố phường được gọi là “vũ đình thôi luân”.

Sang thời Trần ca múa dân gian Thăng Long vẫn tiếp tục phát triển không ngừng. Vua Trần Thánh Tông cùng anh là Trần Quốc Khang múa những điệu múa dân gian của các dân tộc thiểu số để làm vui trước mặt vua cha. Sứ giả đời Nguyên là Trần Phu người từng được dự yến tiệc trong điện Tập hiền đã viết trong “An Nam tức sự” rằng: Thấy một bọn diễn trò múa hát, cả trai lẫn gái mỗi bên 10 người… đám đàn bà thì đi chân không, mười ngón tay xòe ra như những chạc cây để múa. Đám con trai mình cởi trần, cánh tay liền nhau chân dậm xuống đất, vừa xoay chuyển vòng quanh vừa hát…

Múa dân gian trong lễ hội truyền thống Thăng Long - Hà Nội

Màn múa “Cởi vú mo” độc đáo ở làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh - Ảnh: Minh Hồng
Nói như vậy để thấy rằng ca múa dân gian đã có từ lâu đời, nó là sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng từ thôn dã xóm làng đến chốn kinh kỳ đô hội. Và ca múa dân gian chính là di sản văn hóa ngàn đời do cha ông ta để lại.

Qua số liệu thống kê hàng năm Hà Nội có khoảng 1115 lễ hội truyền thống. Đây là một sinh hoạt văn hóa rất đặc biệt của người Việt, nó là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần (tâm linh) của người dân. Là một loại hình văn hóa dân gian độc đáo, lễ hội không chỉ hàm chứa những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, văn hóa ứng xử giữa con người với tự nhiên, với thần linh mà nó còn hàm chứa nhiều hình thức nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc đó là những điệu múa dân gian hay cũng có thể gọi là múa cổ truyền.

Trong những ngày hội cùng với ca nhạc dân gian phục vụ cho nghi lễ và cho những sinh hoạt cộng đồng khác của dân làng còn có các điệu múa. Có những điệu múa rất phổ biến để mở đầu cho đám rước trong hội lễ đó là điệu Mõ lộn - Sênh tiền. Song đặc sắc hơn cả vẫn là điệu múa Mõ lộn - Sênh tiền của làng Giàn - nay là thôn Cáo Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Người múa sênh tiền cổ tay thật dẻo, động tác uyển chuyển. Người múa Mõ lộn khua mõ tứ phía, lúc trên đầu lúc sau lưng, khi sang trái khi sang phải, khi cúi khi ngửa, động tác khéo léo, sinh động xem mãi không chán. Lại có những điệu múa của riêng từng địa phương như múa Bồng, múa cờ Triều Khúc, múa Rồng ở Khương Thượng, Mọc, Thượng Đình… (quận Đống Đa), múa Rùa trong tết Nhảy của người Dao - Ba Vì, hay múa Ải Lao ở làng Hội Xá (Gia Lâm).

Tương truyền phường múa Ải Lao được thành lập gần ngàn năm nay. Hàng năm phường tham gia biểu diễn trong ngày Hội Gióng, Phù Đổng, để tái hiện việc những trẻ mục đồng làng Hội Xá thấy đoàn quân của Thánh Gióng đi qua đã bỏ trâu bò lại theo đi đánh giặc Ân. Múa Ải Lao còn có tên gọi khác là “Ải Lao áo hổ” vì trong đó có người múa giả ông hổ, hoặc là múa “Tùng choặc” mô phỏng âm thanh của nhạc khí khi múa…

Có thể nói múa dân gian chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lễ hội truyền thống nói chung, đặc biệt là ở Hà Nội nói riêng. Bởi lẽ thông qua những điệu múa, những động tác múa, cuộc sống đời thường của người dân được phản ánh một cách sinh động và thân thuộc biết bao. Hãy xem “trò múa” Canh nông trong hội làng Cư An, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.

Trước lễ hội một ngày trai đinh trong làng chặt cây xoan để dựng chóp, trên có treo 200 bó lúa tượng trưng cho việc mở cửa đình đón lúa về. Sáng mùng 6 tháng Giêng - chính hội, trò múa bắt đầu: một người giả làm ông Sấm đánh trống, ông Sét gõ lệnh, ông Mưa cầm thùng, hai chàng trai cởi trần đội đầu trâu và hai lão nông làm thợ cày. Họ vừa đi vừa làm những động tác đồng áng, cày bừa trong tiếng trống rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ vang động cả một góc trời, nhất là khi mọi người bị té nước (giả làm mưa) bị trơn trượt hay lệch đường cày… không khí hội làng càng trở nên sinh động náo nhiệt. Kết thúc trò múa, lão nông và hai chàng “trâu” vào làm lễ tạ thánh tại sân đình. Múa Canh nông ở Cư An đã thể hiện ước vọng cầu mưa, cầu mùa, cầu thần lúa, và cầu Thành hoàng làng vào ngày đầu xuân phù hộ cho dân được nhân khang vật thịnh.

Những điệu múa phản ánh sinh hoạt của “nhà nông” ở các làng xã Thăng Long - Hà Nội rất đa dạng và phong phú, khó có thể kể hết được. Song trong lễ hội truyền thống những điệu múa tái hiện công tích của thần thánh vừa sinh động nhất lại chiếm số lượng nhiều nhất. Màn múa Cởi vú mo ở làng Đường Yên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh có lẽ độc nhất vô nhị không đâu có. Dân làng thờ bà Lê Hoa nữ tướng Hai Bà Trưng làm Thành hoàng. Tương truyền khi Thánh bà đi đánh giặc phải giả làm trai, đeo mo cau bịt ngực, đồng thời làm áo giáp che thân. Đất nước không còn chiến tranh, bà vứt bỏ giáo gươm trở về quê Đường Yên tìm người vừa đôi phải lứa sống cuộc đời bình dị như mọi người. Từ đó điệu múa “Cởi vú mo” ra đời. Trong tâm thức dân chúng, thần thánh không phải là cái gì cao siêu xa vời, mà ngược lại rất dung dị, rất đời thường, luôn bảo trợ và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người. Ở đây tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của các nước Nho giáo phương Đông thể hiện khá rõ nét. Trời với người là một, cảm tất thông, cầu tất ứng. Và còn rất nhiều những điệu múa khác như múa chèo thuyền trong hát Chèo tàu tượng (Tân Hội - Đan Phượng); Hoặc một vũ hội tập thể khoảng 4, 5 trăm người tham gia như trò “Nghiềm quân” ở Kẻ Giá (xã Yên Sở, Đắc Sở), ca ngợi tài chỉ huy và kinh nghiệm tác chiến của tướng quân Lý Phục Man - Thành hoàng của làng; Múa Bỏ bộ trong hát cửa đình…

Tuy nhiên nhìn chung đây đều là những khúc múa đơn giản có tính  minh họa. Nó bắt nguồn từ múa hóa trang, múa vũ trang từ thời xa xưa, có những động tác minh họa theo nội dung câu hát, có thay đổi đội hình chút ít và nâng cao kỹ thuật diễn xuất… Song những khúc múa này chưa thể tách riêng ra thành một vũ khúc độc lập của loại hình múa mà chỉ chiếm phần phụ trong các tổ hợp ca múa dân gian. Nhưng trong lễ hội truyền thống không thể thiếu vắng các điệu múa này.

Trong những năm gần đây, múa dân gian đã được sưu tầm, nghiên cứu và bước đầu phục dựng lại. Việc khai thác những cái hay cái đẹp, loại bỏ những cái không phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy lễ hội truyền thống Thăng Long - Hà Nội, trong đó có nghệ thuật múa dân gian là việc làm thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, nhất là đối với Hà Nội một Thủ đô có bề dày lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm. 
(0) Bình luận
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội ban hành Quy định xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"
    Ngày 16/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 29/2025/QĐ-UBND về ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn, tổ dân phố văn hóa"; "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Người lao động được nghỉ 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9
    Sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội được nghỉ lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Đừng bỏ lỡ
Múa dân gian trong lễ hội truyền thống Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO