Một cơ sở sản xuất dấm bằng axit công nghiệp và nước lã

Tin tức (TTXVN)| 12/01/2018 07:14

Ngày 11-1, Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện cơ sở "Dấm của Lan" do bà Châu Thị Loan (50 tuổi), trú ở tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ làm chủ, sản xuất dấm bằng axit công nghiệp và nước lã.

Một cơ sở sản xuất dấm bằng axit công nghiệp và nước lã
Lực lượng chức năng tiến hành niêm phong toàn bộ số dấm được làm từ axit công nghiệp và nước lã. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN

Cơ sở này hoạt động tự phát từ nhiều tháng qua và không có bất kỳ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nào. 

Thâm nhập vào phía sau cơ sở "Dấm của Lan", lực lượng chức năng phát hiện nhiều thùng axit công nghiệp quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc xuất xứ cùng các chai nhựa có chứa dấm làm từ nước lã và axit vương vãi trên nền nhà. Cạnh đó là hàng trăm chai lọ và túi ni lông tái sử dụng rất mất vệ sinh. 

Lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra quầy hàng Lan cạnh chợ Châu Ổ thì phát hiện thêm trên 50 chai dấm không rõ nguồn gốc được bày bán. 

Theo lời khai của bà Loan, mỗi ngày cơ sở của bà xuất bán ra thị trường trên 200 chai dấm, với giá thành khoảng 2.000 đồng/chai. 

Axit acetic được sử dụng nhiều trong công nghiệp, việc dùng để pha dấm là cực kỳ nguy hại, bởi theo các bác sĩ chuyên ngành, tùy theo nồng độ axit acetic công nghiệp được pha mà hỗn hợp dấm làm ra sẽ gây hại cho dạ dày, khiến dạ dày bị bào mòn, thậm chí giết chết các men tiêu hóa, làm cho độ PH cơ thể giảm…

Ông Huỳnh Công Thư, Trưởng phòng Y tế huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Bất kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh nào cũng phải có đủ các yếu tố như giấy phép kinh doanh, cơ sở trang thiết bị đảm bảo, nhân lực phải có chuyên môn, bằng cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận… mới có thể hoạt động. Hành vi của cơ sở này vi phạm pháp luật. 

Hiện, Công an huyện Bình Sơn đã niêm phong, tạm giữ toàn bộ số dấm trên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm, chờ có kết quả sẽ xử lý nghiêm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Một cơ sở sản xuất dấm bằng axit công nghiệp và nước lã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO