Một cách nhìn văn học Việt Nam

TTVH| 16/07/2010 10:18

(NHN) Аó là  cách nhìn từ sự vận động tương tác của tiến sĩ Nguyễn Thà nh Thi trong sách Văn học - thế giới mở (NXB, 2010).

Lâu nay, khi quan sát những hiện tượng văn học như truyện thơ, kịch thơ, thơ văn xuôi, phóng sự - tiểu thuyết... người ta thường thấy đó là  sự pha trộn, thâm nhập giữa các thể loại, mà  ít đi sâu lý giải chúng. Nguyễn Thà nh Thi tìm cách nhận diện ở những hiện tượng đó một quy luật của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tiếp thu luận điểm của nhà  ngữ văn học nổi tiếng người Nga M. Bakhtin coi thể loại là  nhân vật chính của tiến trình văn học, anh dùng nó để nghiên cứu quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc từ bên trong, với nỗ lực đưa ra một lịch sử­ văn học già u tính khoa học. Các thể loại tác phẩm văn có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình vận động của chúng... Аây là  góc nhìn chủ đạo trong ba góc nhìn của Nguyễn Thà nh Thi khi soi chiếu và o văn học Việt Nam hiện đại.

Anh nhìn sự vận động tương tác trong quá trình hình thà nh nửn văn học quốc ngữ Việt Nam. Tiếp đến anh nhìn ý thức vử nghử và  cá tính sáng tạo của một số nhà  văn quốc ngữ Việt Nam. Sau đó, anh phối hợp hai góc nhìn nà y để nhìn và o một số tác phẩm tiêu biểu của văn học quốc ngữ Việt Nam. Ba góc nhìn đó cũng là  ba phần nối nhau của tập sách.

Tập sách Văn học - thế giới mở, như vậy, vừa có tính nghiên cứu, vừa mang chất bình giảng. Аiửu nà y phù hợp với cương vị của tác giả là  một giảng viên văn khoa đại học sư phạm. Аộc giả sẽ được hiểu thêm Vử tính phức thể loại hình và  sự hiện diện của kí trong văn thơ Hồ Chí Minh, Cái đẹp và  sự đa dạng thẩm mử¹ trong văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Thơ Bích Khê: từ quan niệm đến sáng tạo, àm ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp... Аộc giả sẽ được thưởng thức và  chiêm nghiệm thêm bi kịch Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), nỗi đau đời thừa (Nam Cao), nỗi buồn tống biệt (Thâm Tâm), nỗi nhớ Tây Tiến (Quang Dũng)...

Tác phẩm thì không thay đổi, nhưng cách đọc và  khám phá tác phẩm thì có phát triển, mở rộng. Аó là  công việc của những người là m nghiên cứu phê bình và  giảng dạy văn học. Và  như thế, văn học là  một thế giới mở, tác giả mời bạn đọc chia sẻ cùng mình một góc nhìn để mở ra những góc nhìn khác. Một tập sách bổ ích cho những người thích văn chương và  đang là m văn học.

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Một cách nhìn văn học Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO