Một cách nhìn độc đáo về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam

Gia Phú| 15/04/2020 11:01

Sau nhiều năm ấp ủ và bền bỉ thực hiện, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng cũng đã hoàn tất cuốn sách ảnh “Vinh quang nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam”. Sách do Hội Nhà văn ấn hành vừa ra mắt bạn đọc tháng 1/2020. Cuốn sách như một sự tôn vinh, một cách nhìn độc đáo về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam.

Một cách nhìn độc đáo về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam

Trước khi “Vinh quang nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam” ra đời, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng từng chủ biên, sưu tầm và biên soạn nhiều cuốn sách ảnh như: Nghệ thuật Việt Nam (tập III), Hồ Gươm – Hà Nội Việt Nam, Thăng Long – Hà Nội qua hình ảnh, Hà Nội quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh. Ông chia sẻ, nhiếp ảnh Việt Nam ra đời muộn so với các ngành nghệ thuật khác nhưng lại thành đạt sớm. Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rồi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền hòa bình đã tạo cho các phóng viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam ghi được những trang sử vàng truyền thống bằng hình ảnh, đưa nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam từ chỗ non trẻ trở thành một quốc gia có nền nghệ thuật nhiếp ảnh phát triển và có vị trí xứng đáng trong nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới. 

Là người trưởng thành trong cái nôi của nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam – nơi mà nhiều thế hệ nghệ sĩ thành danh đã được khẳng định, Hoàng Kim Đáng đã có dịp tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều thế hệ các nhà nhiếp ảnh Việt Nam. Với ông, nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam như là một vườn hoa đẹp, và ông muốn được là người chăm sóc, tôn vinh những bông hoa đẹp trong vườn hoa rực rỡ nhiều hương sắc ấy. “Vinh quang nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam” là một minh chứng cho sự tôn vinh mà ông đã bền bỉ và dày công thực hiện dẫu cho tuổi đã cao và sức khỏe có phần giảm sút.

Cuốn sách với dung lượng gần 500 trang giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về lịch sử cũng như những thành tựu của nhiếp ảnh Việt Nam qua những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của 4 danh nhân nhiếp ảnh Việt Nam cùng 36 chân dung các thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia tiêu biểu. 

Những trang đầu của cuốn sách, Hoàng Kim Đáng dành những trang viết tôn vinh 4 danh nhân nhiếp ảnh Việt Nam được ghi danh trong bách khoa thư. Đó là danh nhân Đặng Huy Trứ, người Việt Nam đầu tiên đưa nhiếp ảnh thế giới vào Việt Nam; danh nhân Khánh Ký một người Hà Nội, nhà nhiếp ảnh tài năng, người thầy lớn, trở thành ông tổ làng nghề nhiếp ảnh duy nhất ở Việt Nam, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng – doanh nhân văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20; đó là NSNA Võ An Ninh – cây đại thụ của nhiếp ảnh Việt Nam; đó là nghệ sĩ Đinh Đăng Định, Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

Cùng với 4 danh nhân nhiếp ảnh, 36 chân dung nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng đã được Hoàng Kim Đáng khắc họa sinh động trong từng trang viết. Từ những thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh thành đạt lớp trước như: Phạm Văn Mùi, Mạnh Đan, Vũ Năng An, Đỗ Huân, Lê Vượng, Nguyễn Nhưng, Mai Nam, Lâm Tấn Tài, Đinh Quang Thành… đến các nhiếp ảnh gia trẻ của Việt Nam sớm phát triển tài năng như: Đào Hoa Nữ, Đào Quang Minh, Lại Diễn Đàm, Phạm Bá Thịnh, Thi Thơ,  Dương Quốc Định, Nguyễn Xuân Chính…

 Qua lăng kính của Hoàng Kim Đáng, mỗi tác giả được khắc họa một cách sinh động cả về cuộc đời và sự nghiệp. Tác giả cũng cẩn trọng lựa chọn những bức ảnh tiêu biểu cho thấy những đóng góp của từng nghệ sĩ đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam. Cũng bởi thế, đọc “Vinh quang nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam” người đọc phần nào hình dung được bước phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam.

Như đánh giá của nhà báo, dịch giả Trần Đương thì “Vinh quang nhiếp ảnh Việt Nam” chính là tiếng hô vang thật dõng dạc cất lên từ cõi lòng sâu thẳm, từ tâm hồn trong sáng, đầy ơn nghĩa của người nghệ sĩ. “Đây cũng là một cách tôn vinh, một cách nhìn độc đáo, riêng biệt về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam. Nét độc đáo riêng biệt ấy là: ông viết lịch sử về sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam thông qua những tác giả thật, những tác phẩm thật, từng được thử thách qua năm tháng và đương nhiên là qua sự trải nghiệm và thẩm định của Hoàng Kim Đáng – vừa là nhân chứng vừa là người góp phần tạo dựng tiến trình lịch sử ấy. Từ cách làm này tôi nghĩ đến tác phẩm “Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân. Nền thi ca thuở ấy được nhìn nhận qua hàng loạt gương mặt thi nhân cụ thể, có người đã đứng trên đỉnh núi thi ca cao chót vót với vương miện lộng lẫy, có người vừa mới xuất hiện trên thi đàn nhưng đã báo hiệu con đường sự nghiệp chói sáng của mình. Cái tài của người làm sách là vừa tiên tri được, dự cảm được những gì sẽ đến, đồng thời dám chịu trách nhiệm trước tiên tri và dự cảm ấy bằng bản lĩnh của mình” – nhà báo, dịch giả Trần Đương nhận định.

Tác giả Hoàng Kim Đáng cho biết ông có ý định tôn vinh 72 chân dung là những gương mặt sáng giá của nhiếp ảnh Việt Nam qua các thời kỳ, các thế hệ, trong 2 tập sách. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng có thành tựu xuất sắc vẫn chưa xuất hiện ở tập sách này. Hy vọng rằng một ngày không xa, khi tập II của cuốn sách này ra đời, qua “cái kho hàm lượng chất xám” của Hoàng Kim Đáng, bạn đọc sẽ tiếp tục hiểu hơn về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Một cách nhìn độc đáo về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO