Đời sống văn hóa

Mối quan hệ giữa nghệ thuật múa rối với nghệ thuật truyền thống

NSND Bùi Thanh Trầm 20:30 11/11/2024

Ở Việt Nam, nghệ thuật múa rối là loại hình độc đáo, thu hút rất nhiều khán giả trong và ngoài nước. Bằng cách mượn những con rối để kể chuyện, nghệ thuật múa rối phản ánh cuộc sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

anh-233.jpg
Vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” được coi là sản phẩm văn hóa độc đáo.

Đặc điểm nổi bật, khác biệt lớn nhất của nghệ thuật múa rối đối với các loại hình sân khấu khác là phương tiện biểu diễn. Các diễn viên không chỉ biểu diễn thông qua hình thể, gương mặt mà còn phải thể hiện qua con rối. Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam được hình thành, lưu truyền từ bao đời nay và ngày càng phát triển với nhiều loại hình rối như rối nước, rối dây, rối que, rối bóng... Trong đó, môn nghệ thuật rối nước độc đáo nhất, được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam.

Các tiết mục trình diễn múa rối là sự kết hợp rất công phu từ sân khấu biểu diễn, âm thanh và các con rối. Bối cảnh sân khấu thường thấy tái hiện lại khung cảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khi là đình làng, ao, hồ. Chất liệu làm nên quân rối cạn có thể là gỗ, vải, giấy, nan đan… nhưng đối với rối nước, chất liệu phải là gỗ. Các quân rối được điêu khắc, hóa trang tỉ mỉ, chi tiết được nối với dây, có loại rối được nối với máy. Máy điều khiển rối nước xếp thành hai loại: Máy sào và máy dây. Cả hai loại máy đều có nhiệm vụ làm di chuyển con rối và tạo hành động cho nhân vật. Cái hồn của nhân vật thể hiện qua cách điều khiển đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Âm nhạc có vai trò quan trọng đối với các phần trình diễn, giúp điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, khuấy động không khí biểu diễn. Múa rối truyền thống sử dụng những làn điệu dân tộc: chèo, dân ca, quan họ...

anh-1b.jpg
Một cảnh trong vở diễn “Nghêu, sò, ốc, hến” của Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Múa rối nước cũng luôn là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu rất đặc biệt, tiêu biểu cho nền văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống và đã có vị trí trong nghệ thuật sân khấu của dân tộc. Những nghệ nhân dân gian đã chắt lọc cái đẹp từ tự nhiên và chuyển nó vào hình ảnh những con rối nước. Người nghệ nhân dân gian đã biến rối nước thành cầu nối giữa đại chúng với với di sản văn hóa dân tộc. Nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo bởi nó thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của những người dân đất Việt.

Bằng các câu chuyện vui nhộn, sôi động và hấp dẫn, những nghệ nhân múa rối nước truyền tải thông tin hình ảnh về một cuộc sống bình dị, thể hiện những ước vọng giản đơn trong cuộc sống của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng xưa: các tiết mục thể hiện tình làng nghĩa xóm, tính cần cù và tình yêu lao động, tinh thần lạc quan, sự sẻ chia - giúp đỡ nhau của người nông dân (Quay tơ dệt cửi, Cày cấy, Thả lưới quăng chài, Chăn vịt, Chăn trâu thổi sáo, Câu ếch, Chọi trâu, Quần nơm úp cá, Đu dây); Các tiết mục về sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng (Múa bát tiên, Múa rồng, Lân tranh cầu…); có những tiết mục thể hiện tinh thần hợp tác, trách nhiệm, sự tương thân tương ái, tình yêu quê hương đất nước, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, bình yên (Ngày hội xuống đồng, Lễ hội làng tôi, Sự tích Hồ Gươm, Rước kiệu…). Những quân rối dù là những nhân vật không có cảm xúc nhưng nhờ sự tài hoa và kỹ thuật điêu luyện của các nghệ sĩ, các quân rối trở nên có hồn, sống động hơn bao giờ hết. Hiện nay, loại hình múa rối đang được bảo vệ và phát triển, các nghệ sĩ múa rối không ngừng sáng tạo tạo ra những phần trình diễn công phu và hấp dẫn nhất để gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc đến với công chúng nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ.

Hà Nội có hàng trăm loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, tiêu biểu như: Xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo tàu, trống quân, múa trống bồng, múa hát Ải Lao… Với những giá trị độc đáo và lịch sử hình thành hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm, nghệ thuật biểu diễn truyền thống chính là di sản văn hóa phi vật thể vô giá, mang hồn cốt của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trong đó, rất nhiều loại hình chỉ riêng có ở Hà Nội như: múa trống bồng, múa hát Ải Lao, chèo Tàu…

Nhiều khách du lịch khi đến Thủ đô không bỏ lỡ các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là rối nước, tiếp đến là ca trù, xẩm. Trong đó, Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến là nhà hát 365 ngày đỏ đèn, rồi điểm biểu diễn ca trù tại đền Quán Đế của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, chiếu xẩm tại đình Nam Hương của Nhóm Xẩm Hà thành... cũng luôn thu hút đông đảo du khách đến thưởng thức.

Gần đây, một số chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống được đầu tư bài bản với chất lượng tốt, quy mô lớn đã tạo ấn tượng với du khách. Đặc biệt, show thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” được coi là sản phẩm văn hóa độc đáo thể hiện những tinh túy của văn hóa Bắc Bộ thông qua hình thức nghệ thuật mới. Yếu tố dân gian truyền thống và tinh hoa văn hóa được tái hiện đã góp phần nâng tầm các giá trị di sản văn hóa (múa rối nước, quan họ, chầu văn…), đồng thời tạo nên trải nghiệm đặc biệt về vùng châu thổ sông Hồng - từ thi ca, nhạc họa đến Phật giáo, tín ngưỡng… Chính vì vậy, vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” đã thu hút khá đông du khách đến thưởng thức.
Hay trước đó, Nhà hát Chèo Hà Nội đưa vào khai thác phục vụ du khách vở diễn “Long Thành diễn xướng” với nhiều tiết mục diễn xướng dân gian đặc sắc của nền văn minh lúa nước đồng bằng Bắc Bộ, mang đậm dấu tích của mảnh đất Thăng Long xưa. Nổi bật trong “Long Thành diễn xướng” là mô hình biểu diễn mới, kết hợp giữa hát chèo và múa rối nước trên cùng một sân khấu. Còn loại hình múa rối nước luôn có sự tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như: Hát chèo, ví, xoan, dân ca, ca dao tục ngữ, đời sống tâm linh, lễ hội…

anh-3..jpg
Vở diễn “Long Thành diễn xướng” - mô hình biểu diễn mới, kết hợp giữa hát chèo và múa rối nước trên cùng một sân khấu.

Mối quan hệ giữa múa rối với nghệ thuật truyền thống, tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị cổ truyền của dân tộc trong đời sống đương đại được thể hiện rất rõ. Bởi vai trò của văn hóa hết sức quan trọng đối với nền tảng và sự phát triển của một dân tộc; trong đó nghệ thuật là một biểu hiện sinh động và sáng tạo, cũng như mang lại những hiệu quả cao nhất trong việc phổ biến, lan tỏa những giá trị văn hóa nền tảng. Trong nhiều năm qua, rất nhiều người biết tới những nghệ thuật quý của dân tộc như: ca trù, quan họ, hát xoan, nhã nhạc, cồng chiêng, bài chòi, đờn ca tài tử… phần lớn qua các kênh báo chí như truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo mạng và một phần có trong các tiết mục biểu diễn múa rối.

Không chỉ có vậy, mối quan hệ giữa múa rối và nghệ thuật truyền thống còn có tác dụng đáng kể, đó là mang tính phát hiện để góp phần tích cực trong việc bổ sung những chính sách mới đi vào thực tiễn cuộc sống. Điển hình như việc, Chính phủ ban hành Nghị định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có đề cập tới cả vấn đề chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân, một phần xuất phát từ những thực tế của ngành rối trong nhiều năm qua. Nghệ thuật múa rối còn góp phần giới thiệu nhiều gương mặt nghệ nhân tiêu biểu với những đóng góp cho loại hình di sản nghệ thuật mà họ nắm giữ, để rồi được xã hội tôn vinh và tri ân. Như vậy có thể nói, giữa múa rối với nghệ thuật truyền thống là một mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • Bắc Ninh kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận
    Từ ngày 11-30/11, sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.
  • Nghệ thuật hát Then, đàn Tính sẽ được biểu diễn trên đường phố Hà Nội
    Để loại hình nghệ thuật này càng đến gần hơn với công chúng, 14 đoàn tham gia liên hoan sẽ diễu hành, biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát Then, đàn Tính theo tuyến đường: Hai Bà Trưng - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Từ chiếc nôi nuôi dưỡng tình yêu văn học…
    Hè năm 1989, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chiêu sinh lớp hướng dẫn sáng tác văn học khóa I do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phụ trách. Lớp hướng dẫn sáng tác này đã nuôi dưỡng những hạt mầm văn chương, chắp cánh cho những ước mơ văn chương ngày một bay cao, bay xa. Cũng từ đây, CLB Văn học trẻ Hà Nội trực thuộc hội Văn học Hà Nội (nay là Hội Nhà văn Hà Nội) đã được ra đời.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Thu gom, quản lý được 570 tấn rác thải nhựa từ dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”
    Từ năm 2021 – 2024 Thừa Thiên Huế thu gom và quản lý được 570 tấn rác thải nhựa thông qua can thiệp của dự án "Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam".
  • Trường THCS Phú Minh long trọng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
    Trong không khí hân hoan cùng cả nước kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và 70 năm ngày thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, sáng ngày 16/11, trường THCS Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (1964-2024).
Đừng bỏ lỡ
Mối quan hệ giữa nghệ thuật múa rối với nghệ thuật truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO