''Lướt sóng ra khơi'' - lời thề giữ yên biển trời Tổ quốc

Hanoimoi| 01/08/2022 16:35

“Đoàn tàu vượt ra khơi, nắng mới đẹp chân trời/ Vượt trên gian khó lớp lớp sóng xô/ Lòng người càng thắm thiết yêu thương/ Giặc thù hòng xâm lăng, tay súng ta sẵn sàng/ Chiến đấu hy sinh lập nhiều chiến công huy hoàng”... Giữa biển trời mênh mông cách đất liền hàng trăm hải lý, các chiến sĩ hải quân hát vang ca khúc “Lướt sóng ra khơi” như một lời thề quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

''Lướt sóng ra khơi'' - lời thề giữ yên biển trời Tổ quốc

Năm 1957, nhạc sĩ Thế Dương cùng Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị ra phục vụ quân dân đảo Bạch Long Vĩ. Sự hiên ngang nơi đầu sóng ngọn gió của cán bộ, chiến sĩ hải quân đã thôi thúc ông sáng tác. Năm 1958, nhạc sĩ ra đảo một lần nữa và hoàn thiện ca khúc “Lướt sóng ra khơi”.

“Dạt dào biển mênh mông, sóng vỗ nhịp thân tàu/ Đoàn ta ra khơi tiếng máy reo vang/ Tràn ngập tình đất nước quê hương/ Nhìn bầu trời xanh tươi, tay súng ta không rời/ Lướt sóng ra khơi rộn ràng tiếng ca yêu đời”. Bài hát thể hiện tình cảm yêu quê hương và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của bộ đội hải quân. 64 năm qua, bài hát luôn được các chiến sĩ yêu thích và làm nên tên tuổi nhạc sĩ Thế Dương. Tư lệnh Quân chủng Hải quân lúc đó là Đại tá Nguyễn Bá Phát đã chỉ đạo chọn “Lướt sóng ra khơi” làm bài hát truyền thống của Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.

Nhạc sĩ Thế Dương sinh tháng 9-1930, quê ở Hải Phòng, gia nhập quân đội tháng 6-1947. Ông từng học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Từ năm 1951, ông công tác tại Đoàn văn công Quân đội, Đoàn văn công Hải quân đến khi nghỉ hưu năm 1989. Ông đã viết nhiều ca khúc được biết tới rộng rãi như “Chiến thắng Mai Khê” (1953), “Ngày mai trở về” (1954), “Bản Mường ta” (1955), “Đảng là người mẹ hiền” (1960). Đặc biệt, ca khúc “Lướt sóng ra khơi” (1958) là một trong những ca khúc tiêu biểu về biển đảo Tổ quốc. Ông còn sáng tác nhạc múa, hợp xướng, để lại cảm xúc tốt đẹp trong lòng công chúng.

Nhạc sĩ Thế Dương được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên, Huy chương Hải quân Việt Nam cùng nhiều phần thưởng khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
''Lướt sóng ra khơi'' - lời thề giữ yên biển trời Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO