Ngoài hiên những cánh bằng lăng rơi đầy góc phố. Ta lại lang thang trên con đường mòn ngày xưa, kí ức ùa về trong nỗi nhớ mong manh. Từng lớp thời gian khắc lên mình những vội vàng bất chợt, đâu đó trong từng ánh nhìn có một chút gì đó nuối tiếc bâng khuâng. Tháng Bảy ngang qua đời ta những xốn xang mơ đắm. Bất chợt thấy thời gian trôi nhanh quá đỗi, lòng lại chùng chình những cảm xúc ngày xưa.
Tháng Bảy ta lại về với quê nhà yêu dấu, bỏ lại phía sau bộn bề sách vở. Ta ngồi trước hiên nhà đầy nắng, có tiếng chim vút lên sau vòm lá xanh ngời. Giọt nắng chiều bâng khuâng rơi trên tóc mẹ, từng sợi bạc mong manh vương vào lòng con trẻ rối bời. Mẹ lại vỗ về ta như thuở còn là đứa trẻ vô lo, vô nghĩ. Thời gian cứ cuốn con người ta đi hun hút, dáng mẹ chênh vênh trong chiều buông nắng, nghe như nước mắt mình rơi lại trước sân nhà. Tháng Bảy về, ta ngồi cùng mẹ bên chén nước cơm mát lành. Ngọn khói cơm chiều cay xè khóe mắt, mùi khói vương màu áo mẹ, mùi hương theo ta đi suốt cuộc đời… Bếp lửa bập bùng của ngày thơ như vẫn hiện lên giữa buổi chiều quê bình yên, chỉ có lòng người là ngổn ngang ngày tháng. Tựa đầu vào lòng mẹ, ta nghe như năm tháng vẫn còn lại đâu đó quanh mình.
Tháng Bảy về, ba lại đau đáu nỗi đau đi tìm đồng đội. Những cánh rừng già xanh bóng, những dòng suối mát lành vẫn còn ôm ấp đồng đội ba vào lòng. Bên tách trà quê, ba vẫn thì thầm chuyện chiến trường khốc liệt “đồng đội thương nhau như anh em ruột thịt trong nhà, đứa còn sống phải tìm cho bằng được đứa mất đi”. Lời hứa đó vẫn ghim vào lòng ba, để những ngày tháng Bảy bình yên trôi qua lòng ba lại đầy giông bão. Những con đường ngày xưa như hiện ra trước mắt, đồng đội như vẫn ngồi lại cùng nhau tranh đọc thư nhà. Đôi mắt rưng rưng trong chiều tháng Bảy cứ ngó về cánh rừng già xa ngái, nơi dấu chân qua đâu bị phai mờ. Hoàng hôn kéo từng sợi dài nhưng nhức, ta nghe tiếng thở dài của ba mênh mông lắm…
Ngoại lại lần giường ra đứng trước sân nhà, bệnh lẫn của ngoại mỗi ngày một nặng hơn. Tất cả đều bị thời gian phủ một lớp bụi mờ lãng quên. Tiếng lá xạc xào sau bờ lá, ngoại lại nhẩm đi nhẩm lại “bây về với má đó hả út ơi”… Nỗi nhớ cậu của ngoại đâu có bị thời gian lãng quên. Bất chợt lòng ta lại ích kỉ, giá như ngoại quên đi tất cả, chẳng còn lưu lại chút gì. Chắc lúc đó ngoại bớt đau hơn. Khói nhang từ bàn thờ cậu cứ bảng lảng như gieo vào lòng người từng đợt sóng ngầm da diết. Mẹ cất kỷ vật của cậu như báu vật. Lâu lâu mẹ lại giở ra xem rồi mắt mũi rưng rưng nhìn về phía đại ngàn xa ngái. Chiếc võng không vẫn đều đều, ngoại đã không còn hát ru như trước nữa. Những câu hát ru buồn vào những ngày tháng Bảy đắm say. Ngồi quạt cho ngoại giữa trưa hè oi ả, mắt ngoại mắt ghì. Giây phút đó ta thấy thương ngoại đến quặn lòng…
Những ngày tháng Bảy về, ta thấy mình bộn bề cảm xúc. Dấu thời gian in hằn vào bao nỗi nhớ khiến con người ta quay quắt khôn nguôi. Miền quê nhỏ xôn xao sau bờ lá, tia nắng vàng khẽ trôi trên bờ sông vắng. Ta lại về khỏa nước sông quê, nghe thì thầm cùng sông bao chuyện buồn vui năm tháng. Miền tháng Bảy trong xanh với bao buồn vui đắp đổi nên mình. Ta lại về trước hiên nhà đầy gió nhìn ngọn khói đốt đồng vờn bay trắng xóa giữa một chiều lưng chừng tháng Bảy…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa. Để phát triển CNVH trong giai đoạn mới, Hà Nội đã xây dựng dự thảo Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô), Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn nội dung Dự thảo.
Sáng 8/4, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức vòng chung khảo Giải thưởng "Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 9, năm học 2024-2025. Sự kiện quy tụ các thầy cô giáo tiêu biểu, đại diện cho toàn thể nhà giáo đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của quận.
Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.