Thế giới điện ảnh

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh

Thụy Phương 12/11/2024 07:21

Với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.

Sau 5 ngày tổ chức (từ ngày 7-11/11/2024), Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã khép lại với lễ bế mạc diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 11/11.

Dự lễ bế mạc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và Thành phố Hà Nội, cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế.

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng Ban tổ chức Liên hoan Phim phát biểu tại lễ bế mạc Liên hoan phim.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Trưởng ban Tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII khẳng định: "Với chủ đề “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII khẳng định uy tín và là biểu tượng cho tinh thần sáng tạo, hội nhập của điện ảnh Việt Nam và 50 nền điện ảnh trên thế giới, với quy mô và hình thức tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo dấu ấn riêng một liên hoan phim được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến”.

Liên hoan phim lần này có gần 800 đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự, 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ được chiếu miễn phí, tại 3 cụm rạp khắp Hà Nội.

Các hoạt động chuyên môn sâu như hai cuộc hội thảo “Tiêu điểm điện ảnh Đức”, hội thảo “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học”, triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua những thước phim điện ảnh”, Chợ dự án sản xuất phim, các buổi giao lưu nghệ sĩ đoàn làm phim với khán giả tại các rạp… đã tạo được không khí sôi nổi, đa sắc màu, thu hút đông đảo công chúng khán giả Hà Nội và du khách quốc tế, góp phần vào việc giao lưu, học hỏi giữa các nhà làm phim của Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội, cũng như Việt Nam.

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các bộ phim và nghệ sĩ điện ảnh xuất sắc. Giải thưởng cụ thể như sau:

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Trao giải thưởng Phim dài xuất sắc nhất.

Bộ phim dài “Hard Shell” (Vỏ bọc) của Iran giành chiến thắng với giải Phim dài xuất sắc nhất, Đạo diễn phim dài xuất sắc nhất - Majid-Reza Mostafavi, Diễn viên nam chính phim dài xuất sắc nhất - Payman Maadi.

Diễn viên nữ chính phim dài xuất sắc nhất là Tiina Tauraite trong bộ phim “8 Views of Lake Biwa” (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia. Giải thưởng của Ban giám khảo cho phim dài thuộc về bộ phim “8 Views of Lake Biwa” (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia.

phim-ngan-xuat-sac.jpg
Trao giải thưởng Phim ngắn xuất sắc nhất.

Phim ngắn xuất sắc nhất là bộ phim “A Bird Flew” (Khi chú chim cất cánh) của Colombia. Đạo diễn phim ngắn xuất sắc nhất là Nasim Forough với bộ phim “Typesetter” (Thợ xếp chữ) của Iran. Giải thưởng của Ban giám khảo cho phim ngắn thuộc về bộ phim “The Rubber Tappers” (Những người gỡ mủ cao su) của Campuchia.

Diễn viên Ngọc Xuân trong phim “Ngày xưa có một chuyện tình” của Việt Nam giành giải Diễn viên trẻ triển vọng.

Giải Mạng lưới các Ủy ban điện ảnh châu Á (AFCNet) cho phim dài được trao cho bộ phim “Liar” (Kẻ nói dối) của Nga.

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Bằng khen cho các đạo diễn, biên kịch các bộ phim về Hà Nội, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, tham gia hưởng ứng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII.

Dịp này, UBND Thành phố Hà Nội cũng tặng Bằng khen cho các đạo diễn, biên kịch các bộ phim về Hà Nội, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, tham gia và hưởng ứng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII). Đó là: NSND Việt Hương - đạo diễn phim “Ngàn năm sênh phách”; NSƯT Phi Tiến Sơn - đạo diễn phim “Đào, phở và piano”; NSƯT Nguyễn Đức Việt - đạo diễn phim “Hồng Hà nữ sĩ”; nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - biên kịch phim “Hồng Hà nữ sĩ”.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao giải Phim Việt Nam được khán giả yêu thích trong “Chương trình phim Việt Nam đương đại” cho bộ phim “Our Blossom” (“Hoa táo nở”) - phim hợp tác giữa Việt Nam và Hungary.

Giải thưởng của Chợ dự án, giải Nhất thuộc về dự án “Red Lights Blue Angels” của đạo diễn Afsana Mimi (Bangladesh); giải của Ban giám khảo là dự án “Rahma” của đạo diễn Faysal Soysal (Thổ Nhĩ Kỳ).​/.

Bài liên quan
  • Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
    “Thành phố Hà Nội vinh dự được đồng hành với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024. Thành phố đã sẵn sàng mọi điều kiện góp phần vào thành công chung của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định tại lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) tối 7/11.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Tạo đà cho điện ảnh Việt sáng tạo và cất cánh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO