Thế giới điện ảnh

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Đậm chất di sản

Linh Nguyễn 05/11/2024 16:16

Sáng ngày 5/11, trước thềm Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã diễn ra buổi họp báo công bố danh sách các phim dự giải, lịch chiếu phim miễn phí, các chương trình nghệ thuật, triển lãm…

117 phim tham gia "tranh tài"

Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo; Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức.

Diễn ra trong dấu mốc lịch sử quan trọng của Hà Nội: Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, 5 năm được công nhận là thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo ở lĩnh vực “Thiết kế sáng tạo”, HANIFF VII lấy chủ đề “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”. Ngoài ra, điện ảnh Đức cũng là tiêu điểm trong liên hoan phim năm nay.

z6001608347747_494139a4d23fc2bdc73519003f47f884.jpg
Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành - Trưởng ban tổ chức Liên hoan phim phát biểu tại buổi họp báo.

Phát biểu tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết: “Tất cả các phim đều được thẩm định về nội dung và cấp giấy phép phân loại phim. Hạng mục phim dự thi được tuyển chọn từ tất cả các nền điện ảnh trên thế giới, với điều kiện các phim chưa từng dự thi tại một LHP quốc tế nào ở châu Á đối với phim truyện”.

Từ hơn 500 bộ phim đăng kí tham dự, HANIFF VII tuyển chọn được 117 phim dài và phim ngắn của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hạng mục phim dài dự thi của Việt Nam có sự góp mặt duy nhất là bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh.

Dày đặc các chương trình trong khuôn khổ liên hoan phim

LHP sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 7/11 - 11/11/2024. Lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc 20 giờ, ngày 7/11; truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (HTV1). Lễ bế mạc và trao giải thưởng diễn ra lúc 20 giờ, ngày 11/11; truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2). Cả hai chương trình đều diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm.

465799711_122114222768567444_5727793457406070467_n.jpg
Timeline chương trình trong khuôn khổ HANIFF VII.

LHP dự kiến có khoảng 800 đại biểu và khách mời trong nước và quốc tế. Lãnh đạo Cục Điện ảnh cũng công bố nhiều sự kiện trong khuôn khổ LHP như: Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”; 2 cuộc hội thảo “Tiêu điểm điện ảnh Đức” (9:00, ngày 8/11), và “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học” (9:00, ngày 9/11).

Ngoài ra, “Chợ Dự án phim”, nơi gặp gỡ và kết nối giữa các nhà sản xuất, đạo diễn và các nhà đầu tư đã tuyển chọn được 8 bộ phim (từ 70 dự án đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự).

Phim tham dự HANIFF được chiếu tại ba cụm rạp (Trung tâm Chiếu phim Quốc gia; BHD Star Cineplex, CGV Mipec Tower) với tổng số 85 buổi chiếu. Khán giả nhận vé xem phim miễn phí tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Trong các buổi chiếu phim dự thi, phim Việt Nam và một số phim trong các chương trình khác, nghệ sĩ điện ảnh sẽ giao lưu với khán giải tại các rạp chiếu phim.

Ngoài những phim dự thi, khán giả có thể xem 33 phim truyện miễn phí tại HANIFF VII với chương trình Phim Việt Nam đương đại.

Hướng tới một liên hoan phim đậm chất di sản

Cục trưởng Cục Điện ảnh bác thông tin xung quanh việc đạo diễn Trương Nghệ Mưu, diễn viên Lee Kwang Soo dự HANIFF VII. Ông Vi Kiến Thành cũng chia sẻ thêm, việc mời ngôi sao lớn của điện ảnh thế giới đến Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội luôn được quan tâm và đặt ra ngay từ đầu. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Ban tổ chức gặp nhiều khó khăn về thời gian và điều kiện liên quan.

nn.jpg
Bà Lê Thị Ánh Mai chia sẻ các thông tin xoay quanh việc tổ chức liên quan phim (Ảnh: H.Thu)

Tại cuộc họp báo, bà Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội chia sẻ thông tin thêm về chương trình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế, kết hợp với các di sản của Hà Nội sẽ được thực hiện tại LHP. Theo đó, các di sản Thủ đô sẽ được thể hiện đậm nét từ bố cục, sân khấu, mỹ thuật, các tác phẩm âm nhạc và đặc biệt là một bài hát chủ đề đặt riêng cho HANIFF VII… Chương trình nghệ thuật do NSND Thu Huyền chủ trì.

Rất nhiều ngôi sao trong nước được tiết lộ sẽ tham gia bao gồm: Diva Mỹ Linh, ca sĩ Mỹ Anh, ca sĩ Lâm Bảo Ngọc, ca sĩ Thu Hà…

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII nhằm phát hiện và vinh danh những tài năng mới của điện ảnh; giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới và kết nối, giao lưu hợp tác để cùng phát triển, tạo cơ hội mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam, hội nhập thị trường điện ảnh quốc tế.

Sự kiện cũng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, mến khách; Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo; định vị thương hiệu điện ảnh Việt Nam gắn với chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam cũng như Hà Nội./.

Bài liên quan
  • 100 tình nguyện viên tham gia hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội - HANIFF 2024
    Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra ngày 2-11 tại Hà Nội, với sự tham gia của 100 tình nguyện viên. Những bạn trẻ này đến từ các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương…, có khả năng sử dụng ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung, Đức và thành thạo công nghệ thông tin, sẽ đồng hành và hỗ trợ các hoạt động chính của HANIFF VII.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Đậm chất di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO