Du lịch bốn phương

Lịch trình cắm trại tại Vách đá trắng trên đèo Mã Pí Lèng từ A đến Z

Kim Ngân - Ngân Hà 15:50 02/04/2023

Vách đá trắng trên đèo Mã Pí Lèng là một trong những địa điểm cắm trại được các bạn trẻ săn lùng nhiều nhất trong thời gian qua. Cùng Người Hà Nội lên lịch trình cắm trại tại "chốn ngủ ngàn sao" này nhé!

Vách đá trắng thực chất là một vách đá nằm trên đỉnh núi Cô Tiên, ở độ cao 1700m so với mực nước biển. Chính bởi độ cao này, nên từ trên vách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy con đèo Mã Pí Lèng hay dòng sông Nho Quế. Người dân H'Mông còn gọi vách đá trắng là Gầu Cá Dính.

1.jpg
Tầm nhìn từ vách đá trắng xuống đèo Mã Pí Lèng, dòng sông Nho Quế cùng "biển mây" kỳ ảo.

Vách đá trắng hay còn được gọi là "chốn ngủ ngàn sao"

Mặt bằng vách đá trắng có diện tích khoảng 15-20m2, nằm trong lòng vòm đá. Theo các nhà nghiên cứu địa chất, cảnh quan của vách đá trắng chủ yếu là do hoạt động đứt gãy sông Nho Quế khoảng từ hơn 30 triệu năm trước. Còn theo những người dân bản địa, chính nơi này khi xưa vua Mèo và tùy tùng dừng chân mỗi khi di chuyển ngang qua.

Mặt khác, diện tích ở đây có phần hạn chế nên không thể tập trung đông người, chỉ có sức chứa tối đa là 10 người. Vì vậy, du khách nếu muốn cắm trại qua đêm thì cần kiểm tra kỹ tình trạng. Dựng một chiếc lều nhỏ, đôi ghế đẩu cùng khóm lửa bập bùng, đun một ấm nước, nhâm nhi cùng người bạn đồng hành, chắc chắn là một "phần thưởng" xứng đáng cho những người thành công chinh phục vách đá trắng.

Từ vách đá trắng, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn dòng sông Nho Quế lững lờ trôi, đèo Mã Pí Lèng uốn lượn cùng làn mây mờ mờ ảo ảo. Đây chính là khung cảnh khiến vách đá trắng được đặt tên là "chốn ngủ ngàn sao". Tưởng tượng sáng thức dậy, được ngắm mặt trời mọc, chắc chắn không một khu nghỉ dưỡng hay khách sạn 5 sao nào có thể đem lại cho du khách được cảm giác ấy.

img-20221004-105312-5502.jpg
Màn đêm buông xuống không gian, bạn sẽ chìm trong cảm giác lâng lâng, phiêu lãng, huyền ảo của đất trời Hà Giang.

Du khách cần lưu ý và nắm rõ khi đến vách đá trắng, đặc biệt là khi cắm trại qua đêm.

Đầu tiên, vách đá trắng không hề có mạng internet hay sóng điện thoại, chỉ có thiên nhiên hoang sơ và tĩnh lặng nên mọi người cùng nhau trò chuyện và tận hưởng vẻ đẹp ngút ngàn của đất trời nơi đây.

Thứ hai, đây là khu vực khá lạnh lẽo. Dù đã được che mưa che nắng bởi vòm đá, tuy nhiên nó vẫn hút gió, nhất là vào ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ chỉ khoảng 4-8 độ C. Do đó, du khách cần chuẩn bị kỹ chăn hay quần áo dày để đảm bảo giữ ấm cho cơ thể. Đồ ăn, nước uống, các loại thuốc cơ bản, đồ sơ cứu hay các vật dụng cần thiết khác du khách cũng không được bỏ quên trong balo trên chuyến hành trình của mình.

Thứ ba, du khách sau khi kết thúc đêm nghỉ dưỡng tại đây thì đừng quên dọn dẹp rác để bảo vệ quang cảnh tại vách đá trắng.

Lịch trình cắm trại tại Vách đá trắng

Để chuẩn bị cho một buổi cắm trại tươm tất, bạn cần phải chuẩn bị thức ăn, đồ uống cũng như lều trại. Đối với những vật dụng cồng kềnh hơn như bàn ghế, bếp ga mini thì bạn có thể mượn tại homestay mà bạn lưu trú thông thường, khi du lịch tại đây nhiều người sẽ chọn ở tại Lô Lô Homestay And Café Mèo Vạc, còn thực phẩm bạn cũng có thể ghé mua tại Chợ phiên Mèo Vạc gần đấy.

Cung đường đèo Mã Pí Lèng được biết là đoạn đèo nằm trên Quốc lộ 4C hay có tên gọi khác là con đường Hạnh Phúc. Tuy nhiên, còn 1 đoạn đường đèo Mã Pí Lèng nhỏ (Mã Pí Lèng B) mà ở đây chỉ có xe máy của các dân phượt mới có thể đi qua, ô tô sẽ không đi vào được. 

Đoạn đường xe máy đi vào được chỉ tầm 3km thôi, sau đó thì bạn phải đi bộ khoảng 2km nữa. Tuy nhiên, đoạn đường đi xe máy cũng chẳng hề dễ dàng chút nào vì diện tích đường rất nhỏ, mấp mô và ngoằn nghèo. Một bên là vực sâu, một bên là vách đá, vì thế nếu cảm thấy không đi được xe máy thì hãy đi bộ khoảng 5km.

chinh-phuc-vach-da-than-ha-giang-toays_-min.jpg
Cung đường bạn cần đi bộ để có thể tới Vách đá trắng.

Điểm bắt đầu hành trình này là Bảo tàng con đường Hạnh Phúc. Từ đây, bạn hãy gửi xe máy rồi đi bộ, nếu can đảm đi được xe máy thì đi thẳng khoảng 3km nữa. Trên đoạn đường này, có mỏm đá tử thần. Tuy nhiên hiện nay du khách không được phép đi đến đây nữa nhằm đảm bảo an toàn. Sau đó, chạy xe xuống thung lũng phía dưới, đi thêm 1 đoạn nữa sẽ lên đỉnh núi Cô Tiên. Cứ chạy từ từ bạn sẽ nhìn thấy 1 lối rẽ nhỏ, đây chính là nơi có thể thấy được đài vọng cảnh nhìn xuống đèo Mã Pí Lèng. Từ đoạn này, bạn phải đi bộ để có thể lên tới địa điểm cắm trại.

check-in-mom-da-tu-than.jpg
Mỏm đá tử thần nổi tiếng.

Ở khu vực đài vọng cảnh, bạn sẽ tha hồ check-in sông Nho Quế cùng đoạn đèo phía dưới. Ngoài ra, du khách có thể nghỉ ngơi lấy lại sức cho hành trình tiếp theo. Sau khi nghỉ ngơi thì bạn lại tiếp tục hành trình cho đến khi thấy được vách đá thần Hà Giang thôi! Khi đã đến nơi rồi, mọi người sẽ cảm nhận được rằng bao nhiêu mệt mỏi, vất vả vừa trải qua thật xứng đáng bởi cảnh sắc thiên nhiên đẹp hùng vĩ đến ngẩn ngơ. Đây cũng là tọa độ săn mây lý tưởng mà không phải địa điểm nào cũng mang đến cho bạn được.

thuc-day-o-noi-xa-voi-lich-trinh-cam-trai-o-con-mat-ma-pi-leng-07-1645320888.jpg
Tận hưởng bữa sáng với chiếc "view ngàn đô" tại vách đá này.

Thời điểm lý tưởng nhất để cắm trại ngủ đêm ở Vách đá trắng là vào tầm tháng 9 và tháng 10. Bởi vì, khi ấy, bạn có thể ngắm được lúa vàng bậc thang ở vùng cao nguyên đá và thời tiết cũng thuận lợi hơn.

Còn mùa tháng 7 này, trời mưa nhiều, ruộng bậc thang đã qua mùa đổ nước, lại chưa tới mùa lúa chín (hai thời điểm đẹp nhất để du lịch vùng núi phía Bắc)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Lịch trình cắm trại tại Vách đá trắng trên đèo Mã Pí Lèng từ A đến Z
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO