Đời sống văn hóa

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân ven biển

Kim Thoa 10:04 28/09/2023

Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ năm 2023 và kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, 10 năm được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được TP.HCM tổ chức trong ba ngày 28-30/9/2023, (nhằm ngày 14-16 tháng 8 âm lịch), tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM.

nguoi-dan-hao-huc-don-le-nghinh-ong.jpg
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023 - Nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân ven biển

Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh là một lễ hội truyền thống đặc biệt của người dân ven biển Cần Giờ. Đây là dịp để ngư dân tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Thần Nam Hải (cá Ông, cá Voi) và Thần Biển. Lễ hội cũng là dịp để ngư dân tưởng niệm những người đã mất trên biển và những người đã có công đầu trong việc chế tạo các ngư cụ và phương tiện đi biển. Lễ hội có các phần lễ và hội. Phần lễ diễn ra tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng và bao gồm các lễ thượng kỳ, lễ mừng công ngư dân, lễ cúng bạn cũ lái xưa, lễ Cầu An và lễ Nghinh Ông trên biển. Phần hội diễn ra trên biển và bãi biển Cần Giờ với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian.

Lễ hội Nghinh Ông là một di sản văn hóa tinh thần và xã hội của ngư dân Cần Giờ, mang ý nghĩa cầu nguyện cho sự bình an khi ra biển và mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội năm 2023 sẽ gắn với việc tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, vui chơi giải trí lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng tinh thần hiếu khách, tương thân tương trợ trong các tầng lớp nhân dân;

Đồng thời, đây là dịp giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Cần Giờ với du khách, phục vụ du lịch. Góp phần phát triển ngành du lịch của huyện Cần Giờ ngày càng tốt hơn.

Để đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giới thiệu lễ hội gắn liền với quảng bá du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND huyện Cần Giờ thực hiện tuyên truyền từ ngày 22/9 đến hết ngày 2/10/2023 tại huyện Cần Giờ, công viên Bến Bạch Đằng, sân bay Tân Sơn Nhất, các bến xe, bến du lịch đường thủy, các nhà hàng, khách sạn, các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố.

Những hình ảnh đẹp về Cần Giờ; tái dựng và mô phỏng hình ảnh, hoạt động ngư dân; giới thiệu hình ảnh và tư liệu về Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ các năm và những nét đặc sắc, tiêu biểu của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023 sẽ được giới thiệu đến người dân và du khách thành phố.

Dịp này, các tour du lịch (đường bộ và đường thủy) cũng được ưu đãi, giảm giá thu hút khách du lịch đến Cần Giờ tham dự Lễ hội.

Điểm mới của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm nay là tuyến đường nghệ thuật, triển lãm hình ảnh, hiện vật về 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ; 10 năm được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cùng với đó là các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như Hội thi vẽ tranh thiếu nhi, các suất biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, Hát bội, văn nghệ phong trào, giao lưu Đờn ca tài tử, rối nước; văn nghệ thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu; Đêm hội trăng rằm, chăm lo Tết Trung thu cho thiếu nhi cùng các hoạt động thể dục thể thao như Giải Đua xe đạp trẻ TP.HCM năm 2023, Giải Vô địch bóng đá TP.HCM mở rộng năm 2023; Giải Điền kinh bãi biển thanh thiếu niên Thành phố năm 2023 (mở rộng); Giải trò chơi vận động bãi biển Thành phố năm 2023…

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 28, 29, 30/9 năm 2023 (nhằm ngày 14, 15, 16 tháng 8 năm Quý Mão)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân ven biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO