Văn hóa – Di sản

Lễ hội Đình Khương Hạ: Phát huy truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc

PV 27/03/2024 10:34

Lễ hội Đình Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) là một hoạt động văn hóa, tâm linh, được tổ chức nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người dân.

Tưng bừng lễ hội truyền thống Đình Khương Hạ

Vừa qua, tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình Khương Hạ, Đảng ủy - UBND - UBMTTQ, Ban Quản lý di tích và nhân dân phường Khương Đình đã tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Khương Hạ năm 2024.

photo-1711382052478-1711382053092638607516(1).jpeg
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình, Phó trưởng Ban tổ chức đánh trống khai hội.

Lễ hội truyền thống Đình Khương Hạ diễn ra hàng năm từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 2 âm lịch và theo thông lệ, cứ 3 năm, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, lễ hội truyền thống Đình Khương Hạ được tổ chức lễ Trọng (lễ lớn), còn các năm khác chỉ tổ chức hội lệ.

photo-1711382054655-1711382055526434486437.jpeg
Nghi thức tế lễ
photo-1711382056622-17113820568531784318369.jpeg
Các vị đại biểu dâng hương tại buổi lễ

Đây là dịp người dân náo nức vui hội cũng như tỏ lòng thành kính tri ân đối với Thành Hoàng làng có công với nước với dân. Lễ hội truyền thống Đình Khương Hạ là hoạt động văn hóa, tâm linh thường niên, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3-1711382662378771562294.jpg
photo-1711382058079-1711382058414987646713.jpeg
Rộn ràng với màn biểu diễn sinh tiền của đội lễ Câu lạc bộ truyền thống Đình Khương Hạ.

Các hoạt động được tổ chức tại lễ hội gồm: khai mạc lễ hội, biểu diễn sinh tiền, trống hội, thi đấu môn Cờ tướng; Biểu diễn dưỡng sinh, thi đấu bóng chuyền hơi; Tổ chức Hội chợ quê với sự tham gia của 10 chi hội Phụ nữ các địa bàn dân cư và Đoàn thanh niên phường với các món ăn độc đáo của dân tộc, cùng các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu, múa trống hội, múa sính tiền… các hoạt động diễn ra sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân tham gia, cổ vũ.

photo-1711382059372-1711382059590814809556.jpeg

Lễ hội Đình Khương Hạ là dịp để chính quyền và nhân dân địa phương ôn lại quá trình lịch sử hào hùng, truyền thống vẻ vang của dân tộc, ca ngợi những thành tựu của đất nước, của Thủ đô anh hùng, đồng thời tạo không khí vui tươi phấn khởi nâng cao niềm tự hào, vinh dự và trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, quan tâm đoàn kết xây dựng phường Khương Đình ngày càng phát triển, giàu mạnh.

Đình Khương Hạ - Nơi lưu giữ giá trị truyền thống giữa lòng phố thị

Theo thần tích và bản sắc phong sớm nhất còn lưu giữ ở đình ghi niên hiệu Đức Long 5 (năm 1633), Đình Khương Hạ được xây dựng ít nhất từ thế kỷ XVII.

Đình Khương Hạ thờ đức Thành hoàng Lê Dương Vệ. Ngài là danh tướng thời Lê. Năm 1527, nhà Mạc chiếm ngôi nhà Lê, Ngài mang quân phù nhà Lê diệt Mạc, lập nhiều công trạng. Sau khi hóa, Ngài được Nhân dân tôn thờ làm Thành hoàng làng ở đình Khương Hạ. Do có nhiều công lao giúp đỡ đất nước và che chở cho Nhân dân nên trải qua các đời vua Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều ban sắc phong cho Ngài và chuẩn cho Nhân dân nơi đây muôn đời thờ phụng.

Về kiến trúc Đình Khương Hạ, đình có kiến trúc bề thế, khang trang, cùng với những mảng chạm khắc độc đáo. Nhìn một cách tổng thể từ ngoài vào, đình được xây dựng theo trục trung tâm quay về hướng Đông Nam, cổng chính mở ra con đường làng nay là phố Khương Hạ. Đình Khương Hạ được xây dựng gồm nhiều lớp: Nghi môn, sân đình, tả hữu mạc, tiền tế, đại bái và hậu cung.

Ngôi đình Khương Hạ mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê và Nguyễn. Cổng đình xây 4 cột trụ vuông, trên hai cổng phụ có đôi nghê chầu. Sân đình rộng rãi, lát gạch đỏ. Từ cổng chính đi vào, có hai con voi phủ phục, được tạo bằng đá xanh, to gần bằng voi thật. Cửa đình đặt hai cây đèn đá, hai con nghê đá lớn, được làm từ đầu thế kỷ XX. Hai bên là 2 dãy tả hữu mạc, mỗi dãy 3 gian. Đại đình 5 gian lợp ngói ta, trên đắp hình lưỡng long chầu mặt trời. Bên trái đình là một sân rộng, lát gạch, có nhiều cây cổ thụ. Dọc bên sân là một hồ nước hình chữ nhật, diện tích khoảng 1000m2.

Đình Khương Hạ là nơi lưu giữ được nhiều di vật quý mang đậm nét của nghệ thuật chạm gỗ cuối thời Nguyễn, như: trong khuôn viên đình có 3 gian nhà học và một tấm bia Khương Hạ học đường dựng năm Bảo Đại thứ 8 (1933); 6 tấm bia đá ở tường nhà tả mạc, 1 nhang án gỗ chạm rồng, hổ phù, mây, 1 long ngai, bài vị, 1 khám thờ, 2 bức đại tự, 21 đạo sắc phong có niên đại từ năm Đức Long thứ 5 (1633) đến năm Khải Định thứ 9 (1924)...

Mái đình Khương Hạ không chỉ là hình ảnh quen thuộc, gắn bó với mỗi người dân làng quê xưa mà còn là không gian văn hóa tâm linh cho người dân vùng đất Khương Đình ngày nay. Mỗi dấu tích của ngôi đình trường tồn cùng thời gian đã kể lại cho hậu thế những câu chuyện lịch sử của cha ông, còn đọng lại những nét đẹp xưa dưới mái đình làng để luôn nhắc nhớ các thế hệ con cháu về truyền thống của dân tộc.

Với truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa kiến trúc nghệ thuật, Đình và Chùa Khương Hạ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Đình Khương Hạ: Phát huy truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO