Lễ hội chùa Láng khai hội, đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể

KTĐT| 08/04/2022 09:23

Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc, và đón bằng chứng nhận của Bộ VHTT&DL đưa lễ hội vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, với diện tích 17.917m2.
Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi chùa cổ ở làng Láng. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, với diện tích 17.917m2.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc. Trong ảnh, màn trống hội chào mừng.
Sáng 7/4, lễ hội truyền thống chùa Láng năm 2022 được khai mạc. Trong ảnh, màn trống hội chào mừng.
Nhân dịp khai mạc lễ hội, đại diện Cục Di sản văn hoá hoá (Bộ VHTT&DL), UBND quận Đống Đa và các ban, ngành trao chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội chùa Láng”.
Nhân dịp khai mạc lễ hội, đại diện Cục Di sản văn hoá hoá (Bộ VHTT&DL), UBND quận Đống Đa và các ban, ngành trao chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Lễ hội chùa Láng”.
Về kiến trúc của Chùa, cổng ngoài cùng phía trước Chùa chính là cửa Tam Thiền (còn gọi là cửa Tam Triều). Hai bên có hai ông Voi chầu phục. Bên trong chùa là Lầu Bát giác ở giữa sân chùa với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút uốn lượn thanh thoát. Gian chính của chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại Quốc, đúng 100 gian.
Về kiến trúc của Chùa, cổng ngoài cùng phía trước Chùa chính là cửa Tam Thiền (còn gọi là cửa Tam Triều). Hai bên có hai ông Voi chầu phục. Bên trong chùa là Lầu Bát giác ở giữa sân chùa với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút uốn lượn thanh thoát. Gian chính của chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại Quốc, đúng 100 gian.
Theo tục truyền con trai của vua Lý Thần Tông là vua Lý Anh Tông cho xây dựng chùa để thờ vua cha và tiền nhân của cha là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trong ảnh, các bậc cao niên dâng hương trong ngày khai hội chùa Láng.
Theo tục truyền con trai của vua Lý Thần Tông là vua Lý Anh Tông cho xây dựng chùa để thờ vua cha và tiền nhân của cha là Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Trong ảnh, các bậc cao niên dâng hương trong ngày khai hội chùa Láng.
Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trong ảnh, đại diện bậc cao niên trong làng đánh trống khai mạc lễ hội.
Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trong ảnh, đại diện bậc cao niên trong làng đánh trống khai mạc lễ hội.
Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: Đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu đặc biệt có tục thổi cơm thi vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát.
Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: Đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu đặc biệt có tục thổi cơm thi vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát.
Theo Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, Phạm Thị Hồng Hải: “Cán bộ và Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa đón chào Lễ Hội truyền thống chùa Nền, chùa Láng Xuân Nhâm Dần 2022 trong không khí vui mừng phấn khởi, vinh dự và tự hào hơn khi Lễ hội truyền thống chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Theo Chủ tịch UBND phường Láng Thượng, Phạm Thị Hồng Hải: “Cán bộ và Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa đón chào Lễ Hội truyền thống chùa Nền, chùa Láng Xuân Nhâm Dần 2022 trong không khí vui mừng phấn khởi, vinh dự và tự hào hơn khi Lễ hội truyền thống chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Đến với lễ hội năm nay, Ban tổ chức lễ hội mong rằng các Thiện nam Tín nữ, các Tăng ni phật tử và toàn thể Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích theo đúng pháp luật và truyền thống của địa phương.
Đến với lễ hội năm nay, Ban tổ chức lễ hội mong rằng các Thiện nam Tín nữ, các Tăng ni phật tử và toàn thể Nhân dân phường Láng Thượng, Láng Hạ quận Đống Đa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích theo đúng pháp luật và truyền thống của địa phương.
Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca: “Thứ nhất là Hội Cổ Loa/ Thứ Nhì Hội Láng, thứ Ba Hội Thầy”; hay: “Nhớ ngày mùng bảy tháng ba/ Trở vào Hội Láng, trở ra Hội Thầy”.
Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca: “Thứ nhất là Hội Cổ Loa/ Thứ Nhì Hội Láng, thứ Ba Hội Thầy”; hay: “Nhớ ngày mùng bảy tháng ba/ Trở vào Hội Láng, trở ra Hội Thầy”.
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Láng khai hội, đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO