Lễ hội chùa Đại Bi được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hải Truyền| 13/02/2023 06:35

Ngày 11/2, UBND thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội chùa Đại Bi.

z4103515974060_d98a5270199383303e029c0934cfa821.jpg
Đại diện Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao Bằng chứng nhận Lễ hội chùa Đại Bi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện chính quyền, nhân dân thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực (Nam Định).

Theo tư liệu, chùa Đại Bi là ngôi chùa chung của 3 thôn Giáp Ba, Giáp Tư và Vân Chàng, được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông. Nơi đây thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, một danh sư thời Lý có công chấn hưng, truyền bá Phật giáo và được dân làng suy tôn là bậc Thánh, Thành hoàng làng.

Năm 1964, chùa Đại Bi được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Lễ hội chùa Đại Bi là lễ hội truyền thống của người dân thị trấn Nam Giang để tưởng nhớ thiền sư Từ Đạo Hạnh, được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch. Trong đó ngày 21 là chính hội, với nhiều nghi lễ truyền thống, hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc.

Những đặc trưng cơ bản nhất trong phần “Lễ” chùa Đại Bi là các nghi lễ mộc dục thắng y (thay áo Thánh), rước kiệu Thánh của ba thôn về chùa, tế nam quan, tế nữ quan... Trong đó, tiêu biểu nhất là nghệ thuật múa rối cạn chầu Thánh (trò ổi lỗi).

Về phần “hội”, trước đây trong lễ hội chùa Đại Bi có nhiều các trò chơi dân gian như đấu vật chầu Thánh, chọi gà, cờ tướng, vật cầu, kéo chữ, múa rối nước... Hiện nay, bên cạnh một số hoạt động trò chơi dân gian, Ban tổ chức còn tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chùa Đại Bi đã trở thành nơi du xuân, lễ Phật hàng năm của khách thập phương trong phiên chợ Viềng (chợ Viềng Chùa), diễn ra đêm mùng 7 rạng ngày mùng 8 tháng Giêng. Bên cạnh đó, từ nhiều đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca:

“Hai mươi phát tấu Chùa Bi

Trai đi được vợ, gái đi được chồng”.

Mang ý nghĩa đi hội chùa Đại Bi còn là dịp cầu duyên cho các nam thanh, nữ tú.

Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và những đặc trưng riêng, lễ hội chùa Đại Bi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tại Quyết định số 254/QĐ-BVHTTDL ngày 22/1/2020.

Sự kiện đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội chùa Đại Bi là niềm tự hào lớn của người dân địa phương, trở thành cơ sở và động lực quan trọng để chính quyền, người dân tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Chuẩn bị diễn ra Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương
    Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 20-23/9/2024. Địa điểm tại Khu Công viên Văn hóa Tràng An (gần UBND phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình).
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách mới, cơ sở pháp lý mới giúp Hà Nội không để “lọt” người tài
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, tạo động lực để Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam sớm cán đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Đặc biệt, với các chính sách mới, cơ sở pháp lý mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội thu hút được nhiều người tài để phát triển Thủ đô.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
  • Truyện ngắn: Điều an ủi cuối cùng
    Bùi Duy Phong là tác giả còn khá mới, có nhiều truyện ngắn thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tháng 10.2020, nối dài mạch cảm xúc giản dị, chân thành, tập truyện thứ 2 của anh Ðiều an ủi cuối cùng ra mắt bạn đọc. Truyện của Bùi Duy Phong khiến người ta nghĩ nhiều hơn về yêu thương, về cái tình, cái nghĩa trong cuộc đời này. Điều ấy được anh nhẹ nhàng truyền tải qua những câu chuyện của mình.
  • Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
    Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.
  • Quảng bá sản phẩm OCOP “đất trăm nghề” Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
    Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, tối 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tôn vinh các sản phẩm về mít đặc sản Hà Nội năm 2024”.
  • "Qua những miền di sản Việt Bắc" với nhiều hoạt động đặc sắc quảng bá tiềm năng du lịch 6 tỉnh
    Chương trình có biểu diễn các di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Bắc Kạn, gồm: Lượn cọi, Lượn Slương của người Tày, Hát Sli của người Nùng, Hát Pá Dung của người Dao, Hát Then - đàn Tính của người Tày, Nùng, Thái...
  • Mở rộng khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc
    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất chủ trương mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.
Lễ hội chùa Đại Bi được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO