Văn hóa – Di sản

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố đền Kim Quan

Việt Thương 16:56 08/03/2025

Tối ngày 7/3 UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đền Kim Quan. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự sự kiện.

dsc09817-17413566061421116970769.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng xếp hạng Di tích và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Việt Hưng

Dự buổi Lễ còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành Thành phố. Đại biểu quận Long Biên có Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đường Hoài Nam; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Ngô Mạnh Điềm; Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Nguyễn Mạnh Hà; các đồng chí trong Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND quận; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể quận và các phường.

Cụm di tích đình, chùa, đền Kim Quan từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương. Người dân Kim Quan truyền lại rằng: Dưới thời Lê, đê sông Thiên Đức bị vỡ, nước từ sông cuộn chảy xoáy vào đúng khu vực cánh đồng của thôn Kim Quan tạo thành hố rộng, sâu hoắm gọi là vực Kim Quan. Sau đó dân làng đắp đê quai, ở mỏm đê chỗ vực xoáy dựng ngôi miếu thờ thần Hà Bá nhằm cầu đảo không gây lũ lụt vỡ đê để người dân cày cấy, dân gian gọi là miếu Vực.

481258524_1040682391434888_4290419774035062082_n.jpg
Các cụ cao niên phường Việt Hưng tham dự buổi Lễ

Trước đây, miếu Vực (đền Kim Quan) nằm ngay sát mép Vực Kim Quan, từ khi khu đô thị Việt Hưng được xây dựng cùng các công trình cơ quan, trụ sở của quận Long Biên thì vực Kim Quan được san lấp thu nhỏ lại, trước đền đã được làm con đường, lát vỉa hè và đặt tên phố là Vạn Hạnh, hướng chính của đền vẫn nhìn thẳng ra vực Kim Quan.

Di tích đền Kim Quan là một công trình kiến trúc thờ các vị thần liên quan đến yếu tố sông nước gồm: "Hà bá chính thần" "Long vương thủy cung thủy thần tối linh" và trước đây có phối thờ Thành hoàng làng "Linh Lang đại vương", sau này phát triển và hình thành việc thờ Mẫu Tam phủ. Nhân dân Kim Quan cũng tin rằng, nơi này rất linh thiêng, phù hợp với việc thờ Mẫu, họ quan niệm rằng Mẫu mang yếu tố âm, gắn với yếu tố nước, nên nhân dân đã đưa Mẫu vào phụng thờ tại đây.

lee04088-17413572210691872953346.jpg
Chương trình nghệ thuật là dịp để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Việt Hưng - Long Biên

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố được tổ chức long trọng trong chương trình lễ hội truyền thống làng Kim Quan năm 2025. Lễ hội năm nay kéo dài bốn ngày, từ 6/3 đến 10/3 với nhiều hoạt động đặc sắc như: chương trình nghệ thuật đặc biệt; dâng hương Đức Thánh; lễ tuần tảo; chương trình múa rối nước và các trò chơi dân gian.

Lễ hội làng Kim Quan không chỉ góp phần hình thành nếp sống văn hóa bảo lưu những giá trị tốt đẹp, nhắc nhở con cháu về truyền thống uống nước nhớ nguồn, mà còn là niềm tự hào của người dân phường Việt Hưng nói riêng, người dân Thủ đô nói chung về một công trình văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố đền Kim Quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO