Văn hóa – Di sản

Hải Phòng đón Bảo vật quốc gia tại Lễ hội nữ tướng Lê Chân

PV 16:29 05/03/2025

Từ ngày 6 đến 8/3/2025 (tức mồng 7 đến 9/2 năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống nữ tướng Lê Chân năm 2025 sẽ diễn ra tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

1-1415.jpg
Bộ Kim phẩm đền Nghè, gồm 16 nhóm hiện vật, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng. Ảnh: haiphong.gov.vn

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được tổ chức hằng năm, nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc và truyền thống ‘‘Uống nước nhớ nguồn”; tri ân công đức to lớn của Nữ tướng Lê Chân - người có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa - thành phố Hải Phòng ngày nay.

Đồng thời tiếp tục phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền Nghè, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Đình An Biên.

Thông qua hoạt động lễ hội tiếp tục tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố nói chung, quận Lê Chân nói riêng đến với du khách trong và ngoài thành phố.

Năm nay, lễ khai mạc lễ hội diễn ra vào lúc 20h ngày 7.3 (tức ngày 8 tháng 2 năm Ất Tỵ). Đặc biệt, trong lễ khai mạc có nội dung đón nhận Bảo vật Quốc gia “Bộ kim phẩm Đền Nghè”. Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng, là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia đợt cuối trong năm 2024.

Trong 3 ngày lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc diễn ra như: Chương trình Chợ quê, cờ người và các trò chơi dân gian, múa rối, ca trù, chèo, liên hoan Võ cổ truyền mở rộng, Hội thi hoa Thủy Tiên, Lễ dâng hoa Thủy Tiên vào Thánh cung Đền Nghè…/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • TP Hồ Chí Minh công bố, trưng bày 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời trưng bày 50 tác phẩm tiêu biểu này tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 26/4/2025.
  • ​Gần 2.000 cơ hội việc làm tại ngày hội tư vấn, giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm
    Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Các phiên giao dịch việc làm và ngày hội tuyển dụng được tổ chức liên tục, mở ra hàng nghìn cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển bền vững.
  • Đặc sắc triển lãm, chiếu phim “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”
    Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chương trình triển lãm và chiếu phim với chủ đề “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh” đã khai mạc tối 26/4 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng đón Bảo vật quốc gia tại Lễ hội nữ tướng Lê Chân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO