Đời sống văn hóa

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: Nhiều hoạt động đặc sắc dịp 30/4 - 1/5

Kim Thoa 25/04/2024 19:47

Từ ngày 30/4 - 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, ý nghĩa nhân dịp nghỉ lễ chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

1.jpg
Đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc xuống chợ vùng cao (ảnh: Làng văn hoá Việt Nam)

Điểm nhấn hoạt động trong dịp 30/4-1/5 là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng tạo không khí đậm nét chợ vùng cao ấn tượng cho du khách đi chợ và thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao do chính những cộng đồng dân tộc thực hiện, giới thiệu phục vụ du khách tham quan.

Đến “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc trong dịp này, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc; trong đó là các hoạt động tái hiện như không gian trao đổi mua bán, chế biến các món ăn truyền thống, uống rượu ngô, ăn thắng cố chúc tụng chia vui, chàng trai người Mông say sưa với những điệu khèn, không gian đồng bào Tày, Nùng hát sli, lượn,… hát giao duyên khi chơi chợ, đồng bào dân tộc giới thiệu lịch sử, quy trình, nguyên liệu, chế biến một số món ăn dân tộc đặc trưng độc đáo như nấu rượu, làm xôi ngũ sắc, quy trình dệt vải, làm hương, nghề in sáp ong...

Dịp này còn có không gian chợ với 50 gian hàng (33 gian hàng chợ vùng cao, 10 gian nhà lá, khu vực nhà Phù Lá và các gian hàng nước).

Ngoài ra, tại "Ngôi nhà chung" còn giới thiệu không gian ảnh sắc màu văn hóa vùng cao với khoảng 80 bức ảnh được trưng bày giới thiệu dọc tuyến đường vào chợ vùng cao. Các bức ảnh này do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ quỹ ảnh trước đây đã trưng bày và hỗ trợ thêm khoảng 30 ảnh trưng bày của Cao Bằng.

Một số lễ hội đặc sắc của cộng đồng các dân tộc như: Tái hiện Lễ hội cầu mưa dân tộc Lô Lô, tỉnh Cao Bằng. Giới thiệu hoạt động hàng ngày của 16 cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Biểu diễn dân ca dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc tham gia tại Chợ vùng cao với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc dân tộc vùng, miền. Đặc biệt giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của non nước Cao Bằng.

Các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như: Đánh quay (tu lu), đánh yến, ném còn, đu dây... của cộng đồng các dân tộc huy động tỉnh Cao Bằng tạo không khí vui tươi phấn khởi, đầm ấm, mang đậm nét truyền thống của các dân tộc, thể hiện sự độc đáo trong đa dạng....

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Để đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động trên, tuyến xe buýt số 107 từ trung tâm Hà Nội sẽ là phương tiện thuận lợi để đưa du khách đến với “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể:

z5382194973680_47cef2b6d693273f724c8604f8b329fc(1).jpg
z5382194965485_620f61580a9563b90627f7e79a91fb4c(1).jpg

Bài liên quan
  • Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III
    Nghệ thuật Đờn ca Tài tử vùng Nam bộ Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Hội thi là dịp để các tài tử đờn, tài tử ca được tranh tài, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển rộng khắp trong cộng đồng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam: Nhiều hoạt động đặc sắc dịp 30/4 - 1/5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO