Đời sống văn hóa

Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Nguyễn Lâm 11:46 24/04/2024

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử vùng Nam bộ Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Hội thi là dịp để các tài tử đờn, tài tử ca được tranh tài, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển rộng khắp trong cộng đồng.

mpfkr0ms.png
Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III. (ảnh: báo Long An)

Hội thi “Đờn ca Tài tử Nam Bộ” tỉnh Long An lần III là một trong những hoạt động hưởng ứng, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, cũng như chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.

Hội thi năm nay có 172 thí sinh tham gia. Sau vòng thi sơ tuyển tại các huyện, thị xã, thành phố, có 60 thí sinh vào chung kết. Các thí sinh tranh tài trong 2 đêm 23/4 và 24/4. Lễ tổng kết trao giải được tổ chức vào đêm 25/4.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian đặc trưng được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ và âm nhạc dân gian Nam Bộ, đến nay đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của nhân dân miền Nam, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội thi là dịp để các tài tử đờn, tài tử ca được tranh tài, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển rộng khắp trong cộng đồng, qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu đất và người Long An, yêu bản sắc văn hóa của dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân.

Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ. Hội thi Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An là một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát triển Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại - Đờn ca tài tử./.

Bài liên quan
  • Chợ tranh Đông Hồ xưa được tái hiện tại Bắc Ninh
    Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thường được phát hành vào dịp Tết nguyên đán, còn gọi là tranh Tết.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO