Làng tôi

Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • Làng tôi: Quê chị Dậu
    Nhân vật chị Dậu của nhà văn Ngô Tất Tố là một nông dân sống dưới thời thực dân phong kiến nghèo đến cùng cực của cảnh nghèo, tại cái làng cũng túng bấn nghèo đói không kém. Đó là làng Lộc Hà. Nay mặc dù Lộc Hà (thuộc Đông Anh, Hà Nội) đã mang bộ mặt mới, dân trong vùng vẫn gán cho cái tên “Quê chị Dậu”. Biệt danh “Quê chị Dậu” giúp mọi người nhớ đến sự túng bấn, nghèo đói, mù chữ một thuở của làng.
  • Tự truyện về hành trình của một người làm khuyến học
    Sau cuốn sách “Làng tôi” xuất bản năm 2023, tác giả Cao Văn Hà tiếp tục ra mắt bạn đọc cuốn sách “Từ giấc mơ con đến ước mơ lớn” (Nxb Phụ nữ Việt Nam, 2024). Cuốn sách dày gần 400 trang như là một tự truyện về hành trình làm khuyến học của tác giả trên quê hương Đông Tiến – Bắc Ninh.
  •  “Chuyện làng tôi”: Ăm ắp ký ức về quê hương
    NXB Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt công chúng cuốn sách “Chuyện làng tôi” của tác giả Cao Văn Hà.
  • Đám cưới ở làng tôi
    Đám cưới ở quê bây giờ xem ra không khác xa Hà Nội là mấy. Đồ lễ, cỗ bàn na ná như trên tỉnh. Chú rể cũng complet. Cô dâu mặc váy cưới, có thợ make up đàng hoàng, ôm bó nhỏ hoa màu sắc. Phông bạt, loa đài, âm thanh, ánh sáng đủ đầy, ảnh cô dâu chú rể phóng to đặt ở trung tâm phòng cưới. Song, đám cưới quê thì cỗ bàn tự nấu tại nhà, toàn ăn vào cữ 9, 10 giờ sáng, chứ không đặt ở nhà hàng, khách sạn và ăn vào trưa, chiều tối như trên tỉnh, thủ đô.
  • Cổng làng tôi
    Cổng làng là một mảnh ghép văn hóa tạo nên không gian làng quê Bắc Bộ xưa. Đến nay, nhiều làng vẫn giữ được cổng làng cổ mà mỗi khi bước qua cổng, ai cũng thấy nôn nao, nhớ nhung như chính cổng nhà mình.
  • (Từ làng ra phố) Làng tôi vắng bóng tre!
    Với người Việt, tre là thứ cây gắn bó từ ngàn đời. Trong tác phẩm “Tre Việt Nam”, nhà văn Thép Mới từng viết: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp…”.
  • Tương làng tôi
    Nếu như miền Nam nổi tiếng với các loại mắm thì miền Bắc cũng có những loại tương nổi tiếng như tương Bần (Hưng Yên), tương Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) hay tương Nam Đàn (Nghệ An) ("nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn")... Nhưng các loại tương đó đều khác với tương của quê tôi - làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
  • Xiếc “Làng tôi” gây Quỹ trò nghèo vùng cao
    Vào 20h30 ngày 3-9 tới, chương trình xiếc “Làng tôi” (My Village) sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội với mục đích gây Quỹ Trò nghèo vùng cao nhân dịp Trung thu sắp đến gần.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO