Cổng làng tôi

Hà Nội Mới cuối tuần| 27/04/2022 15:25

Cổng làng là một mảnh ghép văn hóa tạo nên không gian làng quê Bắc Bộ xưa. Đến nay, nhiều làng vẫn giữ được cổng làng cổ mà mỗi khi bước qua cổng, ai cũng thấy nôn nao, nhớ nhung như chính cổng nhà mình.

Cổng làng tôi
Cổng chính làng Quất Tỉnh.

Quê ngoại tôi ở làng Quất Tỉnh (xã Quất Động, huyện Thường Tín), tuổi thơ tôi gắn bó với ông bà ngoại và bây giờ tôi lại sống tại ngôi làng nhỏ ven quốc lộ 1A này. Bao năm qua đi, hàng trăm ngôi nhà gác đã được dựng lên để thay thế cho nhà mái dột nát, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, ao hồ bị lấp, duy chỉ có cổng làng vẫn còn nguyên dáng hình đó.

Làng tôi nhỏ nhưng cổ kính. Không rõ làng lập từ thời nào, chỉ biết rằng đình làng thờ Thành hoàng làng Đào Văn Lôi, một nhân vật lịch sử thời Lý. Đình có hai đạo sắc phong cổ từ thời Tây Sơn niên đại Quang Trung (1792) và Cảnh Thịnh năm thứ nhất (1793). Làng còn có nghề thêu ren truyền thống đã vài trăm năm...

Cổng làng tôi được dựng năm 1931. Cổng được xây bằng gạch chỉ đỏ, vôi vữa và cát thôi nhưng không biết bằng cách nào các cụ ngày xưa xây được kiên cố như vậy, từ đó đến nay chưa lần nào phải gia cố.

Cổng làng tôi được dựng theo lối truyền thống, chỉ có một lối đi vào được bởi hai cửa bên là cửa giả. Như nhiều làng khác, lối đi chính giữa cổng các cụ để rộng 2m vì ngày xưa, người dân thường dùng xe thồ có đôi sọt hai bên rộng chừng đó. Phía trên cổng có hình mái vòm, tính từ mặt đất lên cao khoảng 2,5m, trên tầng hai là gác mái lợp ngói vảy cá, bốn đầu góc uốn cong, đắp nổi tứ linh trông rất giống với cổng làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai).

Ngày xưa, việc xây cổng làng quan trọng như xây cổng nhà của mỗi gia đình, bởi mạch văn hóa truyền thống nhà - làng - nước ăn sâu vào tâm thức mỗi người Việt. Cổng làng thường được xây dựng chắc chắn, thậm chí có cả chỗ cho người trực canh phòng. Vậy nên, cổng làng tôi tuy được xây vào những năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, chế độ phong kiến đến thời mạt vận nhưng vẫn được dựng kiên cố và theo quy thức kiến trúc cổ chứ không xây tạm bợ, qua loa. Rất nhiều nhà ngày đó còn trát vách đất hoặc dựng bằng tre nứa nhưng họ vẫn cố gắng đóng góp gạch hoặc ngày công lao động để dựng cổng, việc làng cũng chẳng khác nào việc nhà.

Tuy nhiên, cổng làng tôi lại có điểm khác các cổng làng khác, đó là trên cổng làng không đề tên làng mà đề ba chữ “Đông Lý Môn”, cổng hướng về phía đông. Còn cổng sau ở cuối làng đề ba chữ “Ấp Tây Môn”, hướng về phía tây...

Ở lưng chừng cổng có một dấu tích của sự va chạm, tường gạch bị sứt mất một mảng, câu đối bị bong tróc, tuy nhiên, đó chính là minh chứng lịch sử quý giá. Ông Nguyễn Trọng Đắc (84 tuổi), người sinh ra và lớn lên tại thôn Quất Tỉnh kể cho tôi nghe rằng, vết va chạm đó là do một lần xe tăng của thực dân Pháp về làng truy bắt thanh niên đi lính. Do cổng làng nhỏ quá, tên lái xe lại không căn được lối vào nên đã va phải. Cuối cùng, chúng phải để xe tăng ngoài cổng rồi chạy bộ vào lùng bắt người. Cũng nhờ “sự cố” này mà không ít thanh niên đã có thời gian chạy trốn, ẩn nấp và không bị chúng bắt.

Ông Đắc còn kể rằng, ngày xưa, hễ có ai đi xa thì gia đình thường tiễn ra đến tận cổng làng, qua cổng làng mới chính thức là đi; mỗi khi ai đi xa về mà báo tin trước thì sẽ có người thân đứng ở cổng làng chờ sẵn. Không nói gì ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, mỗi lần tôi qua cổng làng mới thấy mình đã đi ra khỏi nhà, và khi trở về, nhìn thấy cổng làng nghĩa là đã về đến nhà, chào hỏi hàng xóm láng giềng, gặp những nụ cười quen thuộc.

Ngày xưa, khu vực phía ngoài cổng không có nhà ở, chỉ là những bãi đất trống, một phần vì ở ngoài đó ồn ã âm thanh từ đường giao thông, một phần vì ai cũng muốn ở bên trong cổng làng, nơi cho cảm giác được bảo vệ, chở che. Bây giờ, nhiều gia đình lại muốn ra mặt đường để tiện kinh doanh. Nhà mọc lên san sát, ken vào từng chỗ đất hở khiến cổng làng lọt thỏm trong đó.

Kinh tế - xã hội phát triển chóng mặt, cổng làng tôi vẫn “đứng vững” ở vị trí ban đầu. Đã có không ít người muốn phá cổng làng đi vì cổng hẹp, ô tô rất khó vào làng. Ô tô nhỏ cũng phải lách khéo, nếu không sẽ bị va quệt. Nhiều người muốn ô tô vào tận cửa nhà và cổng làng bỗng dưng trở thành vật cản.

Theo các cụ cao niên, cổng làng Quất Tỉnh sẽ tồn tại như một biểu tượng văn hóa. Trong tương lai, cổng làng tôi còn đứng vững được hay không còn trông chờ vào tư duy của thế hệ trẻ, sự cân nhắc giữa được và mất, xưa cũ và hiện đại, văn hóa và hội nhập...

(0) Bình luận
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Nhớ những cơn mưa quê hương
    Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Cổng làng tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO