Làng nghề truyền thống La Phù

Nguyễn Thị Kim Oanh| 25/08/2018 12:59

Con đường duy nhất dẫn vào xã La Phù, chỉ khoảng 600 mét nhưng chúng tôi phải mất hàng giờ đồng hồ mới thoát qua được vì bị tắc nghẽn bởi quá nhiều ô tô, xe tải các loại đến La Phù vận chuyển hàng hóa. Đã lâu tôi mới có dịp trở lại đây. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là: Từ một làng nghề truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ trong các gia đình, nay La Phù đã khoác lên mình tấm áo hoàn toàn mới mẻ, dãy phố lớn đông vui, các cửa hàng, cửa hiệu san sát, các doanh nghiệp phát triển không ngừng.

 La Phù, một làng nhất thôn, nhất xã thuộc huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, có giá trị sản xuất lớn như: Nấu nha, làm bánh kẹo, nấu rượu, làm bún, miến, chế biến tinh bột, in ấn bao bì… Nhưng nổi bật nhất vẫn là nghề dệt kim, dệt len. Nghề dệt kim, dệt bít tất ở La Phù có từ hàng trăm năm nay. Người dân La Phù rất năng động và sáng tạo, họ là những người vô cùng nhạy bén, chớp thời cơ rất nhanh để phát huy nghề dệt truyền thống của mình, phát triển thành nghề mũi nhọn của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài xã.

Làng nghề truyền thống La Phù
Nghề dệt ở La Phù
Nhiều công ty dệt may ra đời, họ mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại, được kết hợp với bí quyết truyền thống đã tạo ra những sản phẩm đẹp, đảm bảo chất lượng, phong phú, đa dạng như: Quần, áo len thời trang nam nữ ngắn, dài, khăn, mũ của cả trẻ em và người lớn; các loại bít tất nam nữ, trẻ em, bít tất thể thao và rất nhiều các sản phẩm khác được làm ra từ len, sợi…

Hiện tại La Phù có khoảng 95% hộ có nghề dệt len, hàng trăm doanh nghiệp và hàng nghìn tổ hợp sản xuất, trong đó nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như: Vĩnh Thịnh, Minh Phương, Đông Đô… Hàng năm các doanh nghiệp này đưa ra thị trường khá nhiều sản phẩm dệt may các loại, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và khách nước ngoài đến tham quan du lịch. Doanh thu nhiều tỷ đồng, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhiều hộ giàu lên từ nghề truyền thống này. 

Làng nghề truyền thống La Phù
Sản xuất bánh kẹo tại La Phù
Ông Nguyễn Việt Tùng, Chủ tịch Hội doanh nghiệp làng nghề La Phù cho biết: Hiệp hội làng nghề La Phù được thành lập tháng 6/2014 đến nay đã thu hút nhiều hội viên tham gia gồm các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm mục đích hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lãnh đạo địa phương rất quan tâm, đã dành cho Hiệp hội một phòng riêng trong UBND xã làm trụ sở để hội họp và tiếp đón khách đến giao dịch. Để khẳng định uy tín của mình trên thị trường, làng nghề La Phù đang tiến tới đăng ký mã vạch, chất lượng, thương hiệu và biểu tượng riêng của làng nghề. La Phù hiện đã mở ra cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế cho các sản phẩm của mình làm ra. Sản phẩm dệt may của La Phù không những được người tiêu dùng trong nước yêu thích vì mẫu mã đẹp, tinh tế, giá cả hợp lý mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Cu Ba, Mỹ… 

La Phù còn rất nổi tiếng là thủ phủ của các loại bánh kẹo lớn nhất miền Bắc. Do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, nhiều công ty chế biến thực phẩm cũng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, thiết bị sản xuất công nghệ, hiện đại, đăng ký nhãn mác hàng hóa với các cơ quan chức năng để bảo hộ cho sản phẩm của mình và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Các loại bánh kẹo ở La Phù có hình thức đẹp mắt, không thua kém các loại bánh kẹo có thương hiệu nổi tiếng trong nước, hay có xuất xứ từ nước ngoài. 

Sắp tới đây một khu thương mại dịch vụ tầm cỡ có quy mô lớn phục vụ làng nghề rộng 9,91ha sẽ mọc lên, hứa hẹn một tương lai rộng mở cho những người con năng động của quê hương La Phù. Thật chẳng hổ danh La Phù được tôn vinh là Làng nghề truyền thống giàu có nhất Việt Nam. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề truyền thống La Phù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO