Làm sao để nâng cao trình độ đọc?

Hanoimoi| 05/09/2022 07:58

Với văn chương, không phải cứ biết chữ có nghĩa là đọc được, mà nhiều khi biết chữ đấy, đọc vanh vách đấy mà vẫn mù nguyên trước tấm thảm dệt văn chương.

Đó là lý do khiến cho những nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn ra đời, và trong nhà trường, học sinh được nghe giảng về cái hay, cái đẹp của nhiều tác phẩm nổi tiếng. Những nghiên cứu ấy, giảng dạy ấy là nhằm cấp cho con người cặp kính để nhìn vào thế giới một cách tường minh.

Làm sao để nâng cao trình độ đọc?
Văn hóa đọc nên được khuyến khích cho trẻ em từ nhỏ. Ảnh: Nguyễn Minh

Khi đọc sách, bạn đã bao giờ tự hỏi: Vì sao chị Dậu bán con, bán chó chứ không bán mình? Vì sao Lão Hạc chết, mà chết bằng bả chó, một cái chết đau đớn, khốc liệt? Vì sao nhiều tác phẩm của Tự Lực văn đoàn lại nhập vào nhau cái không khí lãng mạn ngưng đọng ấy? Vì sao Xuân Diệu lại “khát khao giao cảm với đời”? Vì sao Nguyễn Bính mới là người đại diện cho dòng thơ làng quê? Vì sao Nguyễn Huy Thiệp lại lựa chọn lối kể tàn nhẫn, lạnh lùng, nhưng, cũng vì sao Nguyễn Huy Thiệp lại trân trọng, nâng niu hình tượng người phụ nữ? Vì sao thế giới trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương lại âm u, kỳ dị?...

Trả lời được câu hỏi “Vì sao?”, người đọc đã ở một cảnh giới khác của nhận thức. Nghĩa là, lúc ấy, sự đọc không chỉ là đọc câu chuyện, sự kiện, mà là đọc văn hóa, đọc các lớp nghĩa trầm tích phía sau truyện kể. Lý thuyết tiếp nhận đã chỉ ra, việc đọc làm nên đời sống của tác phẩm. Vì thế, đọc thế nào, đọc đến đâu, phụ thuộc vào khả năng của người đọc. Như vậy, nâng cao trình độ của người đọc là điều cần thiết. Nhưng, làm sao để nâng cao văn hóa đọc?

Trước khi việc đào tạo đủ sức nâng tầng nền của đời sống đọc, những quy tắc, kinh nghiệm, hay mẹo đọc sẽ giúp người đọc đi vào văn bản một cách dễ dàng hơn. Đọc chậm và suy nghĩ về những gì đọc được, mở rộng tối đa các khả năng của hệ thống ký hiệu (chữ nghĩa, hình tượng, câu chuyện, thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật... trong tác phẩm) là một cách để đào sâu văn bản.

Chẳng hạn, một bạn nhỏ có thể đọc “Dế mèn phiêu lưu ký" bằng tâm thức đồng ấu khi thế giới trong sách là thế giới của trẻ thơ, mọi con vật đều là bạn bè, đều có thể cất lời, kể chuyện về mình. Thế giới ấy không xa lạ với trẻ. Không cần phải được “nhân hóa” trong mắt trẻ con, chúng sẽ tự thấy các nhân vật anh Dế Mèn, cậu Dế Choắt, võ sĩ Bọ Ngựa, chị Cốc, mấy cô cào cào áo xanh áo đỏ... là “người” xung quanh mình. Trẻ hiểu và cảm nhận được sự sinh động, đa dạng của đời sống tự nhiên, không phân biệt (như trong cảm quan người lớn). Phải thế chăng mà tác phẩm này sống mãi trong lòng bao thế hệ trẻ ở Việt Nam.

Đừng vội nói với trẻ về ý nghĩa tượng trưng trong tác phẩm, về tư tưởng đại đồng hay điều gì to tát. “Dế Mèn phiêu lưu ký” trước hết đơn giản là những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú của anh chàng Dế Mèn. Điều này cũng tương tự như khi trẻ em đọc “Gió qua rặng liễu”, một tác phẩm kinh điển văn học Anh viết cho thiếu nhi của tác giả Kenneth Grahame. Lớn hơn một chút, các cô bé, cậu bé có thể đọc “Không gia đình”, “Trong gia đình” của tác giả Hector Malot bằng chính sự ngang bằng trong tuổi đời của người đọc và nhân vật như cậu bé Rémi, cô bé Perrine. Chỉ cần bố mẹ ngồi xuống, đọc cùng con một vài trang sách, nói với con rằng, hãy đọc để yêu thương gia đình hơn, đó là một cuốn sách tuyệt vời của tình yêu thương và nghị lực sống. Chính tình yêu thương của cha mẹ, anh chị em trong gia đình sẽ đưa đứa trẻ đi hết hai cuốn sách bằng những liên tưởng vừa xa xôi, vừa thực tế, gần gụi.

Nếu người đọc biết rằng, có những quy luật trùng lên nhau ở từng thể loại để ứng xử với những cuốn sách, quả là thú vị. Điều này có thể xem là kinh nghiệm cho việc đọc mà chưa cần đến những trang bị lý luận, lý thuyết nào khác. Tiểu thuyết vốn là thể loại hư cấu, vậy thì đừng tin nó nói thật. Bài ngữ pháp ấy giúp cho việc đọc dễ dàng hơn, bởi trước mắt, người đọc thoát khỏi tư duy duy thực. Cứ sống với thế giới được tạo dựng từ tiểu thuyết, ngay trong thực tại của việc đọc, qua từng chặng đường khác nhau, tiếp theo, tiểu thuyết sẽ hé lộ cho ta từng câu chuyện khác cất giữ trong cấu trúc của nó.

Tương tự như vậy, đọc thơ, nếu thấy khó hiểu thì không cần cố để hiểu. Hãy lắng nghe điều gì diễn ra trong tâm hồn, trí tưởng của mình khi đọc thơ. Sự mơ hồ không vô nghĩa. Sự rời rạc, phi lý không vô nghĩa. Thậm chí, việc không thể hiểu cũng cho ta trải nghiệm quý báu như khi đã tường tận một điều gì đó.

Nâng cao trình độ người đọc là việc lâu dài, có tính quá trình, gắn với chiến lược văn hóa của cả cộng đồng. Việc khuyến khích đọc sách cần được xem như yêu cầu trước tiên. Kinh nghiệm đọc không cần lý thuyết, đọc hoàn toàn chủ quan, cá nhân, đọc bằng chính sự hồn nhiên của một người chưa hề được trang bị lý thuyết đọc nào, chính là điểm khởi đầu cho hành trình tiến vào văn bản. Cha mẹ, người lớn cần tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ em bằng chính việc đọc sách cùng con. Chỉ cần trẻ thích đọc khoảng 10 cuốn sách đầu đời, chúng ta có thể yên tâm để hy vọng rằng chúng sẽ không từ bỏ sách. Văn hóa đọc sẽ được nâng cao từ những cá nhân như vậy.

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
    Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024
    Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối nay 17/5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Làm sao để nâng cao trình độ đọc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO