Nhiếp ảnh

Ký ức phía sau những bức ảnh lịch sử

Duy Ngọc 11:04 19/06/2023

Trong số các tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022 có một gương mặt quen thuộc của giới nhiếp ảnh Việt Nam. Đó là nhà báo nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành.

img_2327.jpg
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành

Chúng tôi đến thăm Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đinh Quang Thành ngay sau ngày ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 (ngày 19/5/2023). Đón chúng tôi trong khuôn viên ngôi nhà xanh mát, NSNA Đinh Quang Thành xúc động chia sẻ niềm vui khi ông vừa vượt qua cơn bạo bệnh và cả những câu chuyện về sau những bức ảnh năm xưa.

Năm 1967, Đinh Quang Thành đang là phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thường trú tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam). Thời điểm ấy ở miền Bắc, quốc lộ 1 là huyết mạch trung chuyển hoàng hàng hóa, súng đạn, người vào phía Nam. Nơi đây còn là điểm tập trung vũ khí, hậu cần, các đơn vị bộ đội tập kết vào tiền tuyến. Do nắm bắt được địa danh quan trọng của ta, địch ngày đêm cho máy bay oanh tạc thả bom dọc tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy hòng cắt đứt giao thông. Là phóng viên, Đinh Quang Thành thường xuyên có mặt ở những điểm nóng chụp hình, ghi chép để có bài gửi về cơ quan.

anh-3.jpg
“Bộ đội Sư đoàn 10 – Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất” – Ảnh: Đinh Quang Thành

Do địch oanh tạc vào ban ngày, nên ông thường tác nghiệp vào ban đêm. Nói về sự vất vả, nguy hiểm, Đinh Quang Thành ví von tính mạng ông lúc bấy giờ “ngàn cân treo sợi tóc”, ranh giới sinh tử rất mong manh. Nhưng do nhiệm vụ Đảng, cơ quan giao phó nên ông không quản hiểm nguy để hoàn thành.

anh-2.jpg
“Cầu phao bằng thuyefn nan có tải trọng lớn là cây cầu tre duy nhất trong chiến tranh chống Mỹ” – Ảnh: Đinh Quang Thành

Có một kỷ niệm khiến Đinh Quang Thành không bao giờ quên năm ấy đó là khi ông đến đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) để ghi lại hình ảnh hoạt động của các nữ TNXP hướng dẫn các đoàn xe quân sự lên cầu vào tuyến trong. Ông được nghe kể lại câu chuyện cô gái TNXP còn rất trẻ tên là Nguyễn Thị Phúc mới hi sinh khi làm nhiệm vụ hướng dẫn lái xe qua cầu. Trong khi đoàn xe quân sự chuẩn bị lên cầu thì còi báo động rúc liên hồi, tiếp đến là tiếng máy bay địch rất gần, Nguyễn Thị Phúc lao ra đường dùng cờ báo hiệu các lái xe tắt hết đèn gầm thì bom rút xuống như mưa. Cô chỉ kịp chạy đến cửa hầm thì đã bị một mảnh bom dội xuống cưa đứt đùi. Do vết thương quá nặng, lại không có điều kiện cấp cứu kịp thời, Nguyễn Thị Phúc đã hi sinh, để lại thương tiếc cho đồng đội. Ngay sau đó, nhiều đội viên nữ trong đơn vị đã tiếp tục xung phong làm nhiệm vụ nguy hiểm đó. Bức ảnh “Đường ra tiền phương” Đinh Quang Thành chụp một nữ TNXP làm nhiệm vụ thay người đồng đội Nguyễn Thị Phúc đã hi sinh làm trong cụm tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Nhà nước.

anh-1.jpg
“Đường ra tiền phương” – Ảnh: Đinh Quang Thành

Khi chiến tranh miền Nam đang thời kỳ quân ta toàn thắng trên nhiều mặt trận, giải phóng các tỉnh miền Trung, Nam Trung bộ tiến tới giải phóng Sài Gòn, nhà báo Đinh Quang Thành cùng nhóm phóng viên TTXVN được lệnh tăng cường cho chiến dịch Hồ Chí Minh...    

Ông nhớ lại cuối tháng 3 năm 1975, ông đang có chuyến công tác tại Hải Phòng thì nhận được điện của nhà báo Đỗ Phượng lúc đó là giám đốc TTXVN gọi về để đi chiến dịch gấp. Không kịp về nhà, Đinh Quang Thành chỉ đủ thời gian nhắn tin cho vợ đến cơ quan nhận đồ dùng cá nhân mang về bởi những gì cần thiết cho một phóng viên thì đã được cơ quan chuẩn bị sẵn.    

“Tổ mũi nhọn” là tên Anh Đỗ Phượng đặt cho nhóm công tác gồm Đinh Quang Thành và hai trung hủy phóng viên Thông tấn xã quân sự là Hứa Kiềm, Vũ Tạo. Trên chiếc com-măng-ca đít vuông Liên Xô còn một máy điện đàm quay tay và chú điện báo tên là Bình cùng bao gạo 50kg. Rời Hà Nội, xe đi suốt ngày đêm không nghỉ để lại phía sau những địa danh quen thuộc: Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Vĩnh Linh... Sớm hôm sau, họ đã vượt cầu Hiền Lương, cây cầu chia cách hai miền Nam - Bắc suốt 20 năm. Qua Cồn Tiên, Dốc Miếu vượt cầu phao Mỹ Chánh rồi vào đến Huế... Khi “Tổ mũi nhọn” đến Huế, thành phố đã được giải phóng trước đó một ngày. Ở đây họ đã gặp được anh Lâm Hồng Long, Trần Mai Hưởng.  

Ngày 28/3 giải phóng Đà Nẵng, Đinh Quang Thành đi cùng Lữ đoàn tăng 203 vượt đèo Hải Vân tiến vào thành phố. Là phóng viên mặt trận, ông luôn phải có mặt ở những điểm nóng, nhạy cảm để có tin, bài gửi ra Bắc. Càng vào gần thành phố, đoàn xe tăng, xe cơ giới càng đi chậm lại do người dân đổ ra đường với cờ, hoa đón mừng đoàn quân. Từ trên xe nhảy xuống, Đinh Quang Thành liên tiếp bấm máy. Và những khoảnh khắc hiếm hoi đã được thu vào trong ống kính của ông. Hình ảnh những bà mẹ miền Nam bê từng thùng trái cây, các loại bánh gói sẵn để chờ đoàn xe đi tới và đưa tận tay người chiến sĩ thực sự cảm động, vui sướng khiến nước mắt ông cứ thế trào ra...    

Lệnh từ Hà Nội điện vào chỉ đạo: “Tổ mũi nhọn” tiếp tục hành quân đến X”. Nhưng X là đâu? Đinh Quang Thành bảo lúc ấy ông và các đồng nghiệp đều ngơ ngác không tìm được câu trả lời mà chỉ biết X là phía trước. Sau ít ngày ở Đà Nẵng, “Tổ mũi nhọn” lại lên đường, có thêm Lâm Hồng Long và Trần Mai Hưởng cùng đi. Ở Nha Trang, họ mượn được của Ủy ban Quân quản thêm hai chiếc xe Honda, thế là cuộc hành quân tiến vào Sài Gòn lại tiếp tục.  

Có một kỷ niệm làm Đinh Quang Thành nhớ mãi, đó là 11h30 ngày 30/4/1975, sau khi theo Lữ đoàn tăng 203 tiến vào Dinh Độc Lập để lấy tư liệu và chụp hình gửi ra Hà Nội, bất chợt ông thấy một thanh niên đứng thập thò ngoài cổng Dinh níu áo mình, đưa ra chiếc đồng hồ còn mới và nói: “Chú ơi, cháu muốn đổi chiếc đồng hồ lấy đồng tiền có hình Bác Hồ đem về cho ba má thấy trong ngày giải phóng”. Đinh Quang Thành liền bảo: “Chú không đổi hình ảnh Bác lấy đồng hồ nhưng cháu đưa chú đến sân bay Tân Sơn Nhất ngay bây giờ, chú sẽ tặng cháu đồng tiền có hình Bác đẹp nhất. Cháu biết đường không?”    

“Cậu thanh niên vui sướng hồ hởi giục tôi lên xe nổ máy phóng nhanh đến sân bay. Đến nơi, trước cổng hàng rào dây thép gai, anh ta dừng xe không dám đi tiếp Vì trong đó đang có nhiều tiếng súng, khói đen ngút trời. Tôi trấn an, không sợ, cứ đi thẳng vào trong, quân giải phóng đang ở đó. Lúc này như đã trấn tĩnh, chàng trai trẻ tiếp tục theo chỉ dẫn của tôi phóng nhanh đến đường băng. Tôi kịp thời đuổi theo các anh bộ đội đang tiến sâu vào trung tâm chỉ huy. Khói mù mịt, lửa đỏ rực trên các máy bay thi thoảng lại bùng lên thành cột khói cao vút. Tôi liên tiếp bấm hết 2 cuốn phim bằng 2 chiếc máy ảnh Rolleiflex và Pentax chụp phim 3x4 mang theo. Tác nghiệp xong tôi nhớ đến chàng thanh niên. Ngó trước, nhìn sau mới thấy cậu ta đang thập thò tít ngoài xa vì sợ. Tôi quay lại và cậu ta lại đưa tôi về Dinh Độc Lập. Giữ đúng lời hứa, tôi lấy trong túi áo tờ 10 đồng đỏ còn mới có hình Bác Hồ đưa cho người thanh niên. Anh ta cầm tờ bạc, rối rít cảm ơn và nhảy lên xe hòa vào dòng người đang đổ ra đường phố đón niềm vui chiến thắng”, Đinh Quang Thành nhớ lại.    

Sau này bức ảnh “Bộ đội sư đoàn 10 - Quân Đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất” do Đinh Quang Thành chụp hôm đó nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.    

Mới đây, những tác phẩm ảnh thể hiện tinh thần quả cảm “địch phá, ta cứ đi” - trên mặt trận giao thông vận tải của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mang về cho Đinh Quang Thành giải thưởng cao quý - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022. Đó là các tác phẩm: “Đường ra tiền phương”; “Địch phá, ta cứ đi”; “Băng qua bom đạn địch trên kênh nhà Lê, các đoàn thuyền chở lương thực từ Hà Nam Ninh vào khu 4”; “Cầu phao bằng thuyền nan có tải trọng lớn là cây cầu tre duy nhất trong chiến tranh chống Mỹ”; “Tỉnh Nam Hà nổi tiếng trong việc đảm bảo giao thông vận tải chống Mỹ, sáng tạo nhiều loại cầu bằng vật liệu khác nhau”.    

Sau 48 năm thống nhất đất nước, Đinh Quang Thành tự hào vì đã góp phần ghi lại lịch sử trong những năm tháng chiến tranh. Dù đã bước sang tuổi 88 nhưng ký ức năm xưa trong ông thì như còn mới đây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Khai mạc Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”
    Trong hàng nghìn bức ảnh chụp về chiến dịch Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại, Ban Tổ chức và gia đình đã lựa chọn ra 70 bức ảnh, tương ứng với 70 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, có nhiều bức ảnh đã rất đỗi quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng cũng có nhiều bức ảnh lần đầu được công bố.
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới"
    Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
  • Trưng bày 65 bộ ảnh về thành phố Hải Phòng tại Hà Nội
    Sáng 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), UBND TP. Hải Phòng phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Ký ức phía sau những bức ảnh lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO