Thấm thoát những ngày hè rực lửa cũng đi qua. Tôi đã nghe cái mơn man của khí trời đầu thu làm cho lòng người có những cảm giác thật khó tả. Đặc biệt là sự xôn xao, rạo rực, háo hức của các cô cậu học trò chuẩn bị cho năm học mới làm tôi bỗng nhớ lại ký ức của những ngày còn cắp sách đến lớp, những buổi tựu trường đầy thân thương của một thời tuổi hoa niên tươi đẹp.
Có lẽ tuổi thơ của ai cũng ít nhất một lần được sống trong cái cảm giác của ngày tựu trường. Và tôi nghĩ đó là những ngày vui nhất, đáng nhớ nhất của tuổi học trò. Có thể nào quên được những mùi hương hấp dẫn và đầy quyến rũ của quần áo mới, sách vở mới, cặp mới, dép mới... mà ba mẹ đã mua cho chúng ta để chuẩn bị hành trang cho một năm học mới bắt đầu. Chính từ những điều mới mẻ đó đã thôi thúc chúng ta muốn đến trường hơn. Nhưng trên hết ta mong đến trường là để được gặp những người bạn cũ, làm quen với bạn mới, thầy cô giáo mới và để khoe với họ những điều lý thú mà ta đã thấy được, học hỏi được trong những ngày tháng nghỉ hè.
Ngày đầu tiên đi học, có rất nhiều niềm vui, nhưng cũng không ít những giọt nước mắt, nhất là những trò nhỏ lần đầu tiên xa vòng tay yêu thương của ba mẹ để tới trường. Nói đến đây tôi lại nhớ lại những kỷ niệm ngày ấy, ngày mà tôi bắt đầu bước chân đến trường. Buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi gọi tôi dậy rất sớm và đưa tôi đến lớp. Ở đây có rất nhiều bạn nhỏ giống như tôi. Trước cửa lớp, cô giáo nhìn tôi với ánh mắt trìu mến và nở nụ cười hiền từ. Mẹ bảo tôi vào lớp học với các bạn để mẹ về đi làm. Tôi đã khóc vì không muốn xa mẹ, không muốn đi học. Nhưng sau một hồi dỗ dành của mẹ và cô giáo, tôi cũng đồng ý bước vào lớp. Và cảm giác sợ hãi vì xa lạ dần được xóa nhòa khi tôi được chơi cùng các bạn. Tôi bắt đầu yêu thích đến lớp hơn.
Thế đấy, ngày đầu tiên đi học thì bao giờ cũng để lại trong ta nhiều cảm xúc khó quên. Bởi thế nên nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện mới viết nên những ca từ thật dễ thương và đầy cảm xúc trong bài “Ngày đầu tiên đi học” mà đến giờ nhiều khi tôi vẫn lẩm nhẩm hát lại: “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương. Ngày đầu tiên đi học, em mắt ướt nhạt nhòa. Cô vỗ về an ủi. Chao ôi! Sao thiết tha… Em bây giờ khôn lớn, bỗng nhớ về ngày xưa. Ngày đầu tiên đi học, mẹ, cô cùng vỗ về”.
Sân trường bây giờ đã không còn vắng lặng nữa. Tất cả như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài miên man của những ngày tháng hạ. Tiếng trống trường đã bắt đầu rộn rã. Tiếng bước chân, cười nói rôm rả của các cô cậu học trò xôn xao khắp mọi nơi làm cho mọi người ai cũng vui mừng, phấn khởi về một năm học mới với niềm hy vọng sẽ đạt được nhiều thành tích cao trong hoạt động dạy và học.
Tôi hôm nay đã đi qua cái tuổi mộng mơ thời học trò, nhưng những kỷ niệm về ngày ấy luôn cháy mãi trong tim tôi. Giờ đây trên cương vị là một thầy giáo, được gần gũi, được dạy dỗ các em, được sống lại với những ký ức thuở học trò, tôi rất vui và hạnh phúc. Một mùa tựu trường mới nữa lại đến, tâm hồn tôi lại lâng lâng nhiều cảm xúc. Tôi bồi hồi nhớ đến những câu văn trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh : “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.Buổi sớm mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.”
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
VIETNAM MEDIPHARM EXPO 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/12/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội - 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm năm nay có quy mô 100 gian hàng đến từ 08 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.