Khúc sông Đà huyền thoại

HNM| 24/09/2021 08:13

Hà Nội có hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Hồng. Từ Lai Châu, sông Đà chảy qua Hòa Bình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nhưng khi qua thành phố Hòa Bình vào xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội), sông Đà bất ngờ quặt lên hướng Bắc, sau đó nhập với sông Hồng ở Trung Hà.

Khúc sông Đà huyền thoại
Sông Đà đoạn chảy qua huyện Ba Vì.

Sông Đà và sông Hồng được tôn là Thủy tổ và là một trong Tam tổ (Địa tổ ở Phú Thọ, Sơn tổ là núi Ba Vì) trong tâm thức dân gian Việt Nam. Khúc sông Đà từ xã Khánh Thượng khi nhập vào sông Hồng ở ngã ba Trung Hà, cũng là ranh giới hành chính với tỉnh Phú Thọ, chỉ dài 35km nhưng là khúc sông huyền thoại.

Theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, khúc sông này là nơi ẩn náu của thủy quái trong đội quân của Thủy Tinh. Ngày nay, dọc theo bờ sông vẫn còn đình, đền thờ Sơn Tinh. Tại Khê Thượng (Ba Vì), chiều 30 Tết, dân làng làm lễ tiễn đưa Đức thánh Tản Viên qua sông Đà về núi Nghĩa Lĩnh để lễ tết bố vợ là Hùng Vương. Chiều ngày mùng 2, dân làng lại chuẩn bị kiệu, cờ trống, hương án bên bờ sông Đà để bái vong và rước ngài về.

Không chỉ gắn với huyền thoại, khúc sông này là vị trí quan trọng về quân sự. Để chống quân Minh xâm lược, Hồ Quý Ly đã xây dựng tuyến phòng thủ dọc bờ hữu của sông Hồng và sông Đà, trong đó có thành Đa Bang (nay thuộc xã Phong Vân, huyện Ba Vì). Cuối tháng 5-2005, một chiếc tàu trọng tải 200 tấn chạy trên sông Đà, khi qua thôn Sơn Hà (xã Khánh Thượng) đã va đập vào vật cản và bị chìm. Sau khi trục vớt con tàu, người ta phát hiện một chiếc xe tăng của quân đội Pháp. Đây là một trong hai chiếc xe tăng bị Trung đoàn Tu Vũ (Trung đoàn 88, Sư đoàn 308) bao vây đã lao xuống sông. Sau đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây (cũ) đã tiến hành trục vớt và đưa về trưng bày tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin của tỉnh (nay là Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội). Còn chiếc kia hiện được trưng bày tại Tượng đài Chiến thắng Tu Vũ (tỉnh Phú Thọ).

Khúc sông này cũng từng là nơi buôn bán tấp nập. Xưa có câu: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Bợ, Bạt”. Bợ là tên tục làng Thanh Đồng (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), còn Bạt là Thái Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, Hà Nội). Vào thời Hậu Lê, hai bến đò ngang này quanh năm nhộn nhịp thuyền bè vì là nơi các thương gia đưa hàng từ Thăng Long lên Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và đưa lâm thổ sản từ các tỉnh này về xuôi. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm Hà Nội cùng các tỉnh phía Bắc và cho lập bến tàu chở khách từ Hà Nội đi Sơn Tây. Từ Sơn Tây lại có tàu đi chợ Bờ (Hòa Bình), Tuyên Quang và ngược lại. Nhưng từ Phú Thọ muốn sang Ba Vì, Sơn Tây và ngược lại chỉ có đò ngang và 2 bến đông đúc nhất là Đồng Luận và Trung Hà. Bến đò Trung Hà nằm tại khu vực thị trấn Trung Hà (trước năm 1954 gọi là phố Trung Hà).

Tháng 12-1946, sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ rời Hà Nội, qua đò Trung Hà sang Phú Thọ rồi lên Việt Bắc lập chiến khu kháng chiến. Năm 1948, để chuyển vũ khí, đạn dược lên phía Bắc chống lại Việt Minh, thực dân Pháp đã lập bến phà ở vị trí bến đò Trung Hà, xây lô cốt, cắt lính gác ngày đêm nhằm ngăn bộ đội vượt sông đánh các cứ điểm quân sự ở Sơn Tây. Ngày 5-8-1964, Mỹ dùng máy bay đánh phá miền Bắc, các bến phà trở thành mục tiêu nên Nhà nước đã chuyển bến phà Trung Hà về Phú Nhiêu, cách phố Trung Hà gần 1km. Từ năm 1966 - 1968, Mỹ đánh bom ác liệt. Để hạn chế thiệt hại về người và tài sản, phà không hoạt động ban ngày mà chuyển sang chạy đêm, từ chập tối đến 6h sáng. Năm 1973, Mỹ ký Hiệp định Paris, miền Bắc được sống trong hòa bình, bến Phú Nhiêu vẫn được giữ. Con phà cũ kỹ ngày ngày vẫn chở khách và chỉ ngừng hoạt động khi cầu Trung Hà được xây dựng năm 2002. 

Ba Vì còn có bến phà khác là bến Đồng Luận (thuộc tỉnh Phú Thọ, còn bên Ba Vì thuộc xã Minh Quang). Trước năm 1965, Đồng Luận là bến đò ngang. Khi Mỹ đánh bom miền Bắc, Đồng Luận được nâng cấp thành bến phà để chở ô tô, giảm tải cho bến Trung Hà, vốn là trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Phà sử dụng đầu kéo nên mỗi lần ô tô xuống phà phải đi lùi khá nguy hiểm. Mùa mưa, nước sông Đà dâng cao, phà sang - về không sợ va vào bãi ngầm. Nhưng vào mùa cạn, các bãi cát nổi lên buộc phà phải đi vòng, khá nguy hiểm. Ngày 28-11-2014, dự án xây dựng cầu Đồng Quang thay cho bến phà 55 tuổi được khởi công. Sau hơn 1 năm thi công, cầu được khánh thành ngày 20-12-2015.

Ngày nay, dù sông Đà không còn gây ra lũ lụt, hai bờ sông có nhiều đổi thay nhưng nó vẫn là khúc sông huyền thoại.

(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Khúc sông Đà huyền thoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO