Người đời thường bảo con người sinh ra mỗi người một số, một phận. Nếu có số, có phận do trời sinh như thế thì cỏ cây hoa lá ắt cũng vậy. Như thế thì lộc vừng có lẽ thuộc dòng số “hưởng”.
Người đời thường bảo con người sinh ra mỗi người một số, một phận. Nếu có số, có phận do trời sinh như thế thì cỏ cây hoa lá ắt cũng vậy. Như thế thì lộc vừng có lẽ thuộc dòng số “hưởng”. Suy ngẫm, chiêm nghiệm thì nói vậy thôi, thực ra trong tôi chẳng bao giờ so đo đến ý nghĩa của mỗi loài cây để mà yêu hay ghét. Sự thích thú cái giống thảo mộc ấy trong tôi vốn không được định sẵn mà thường bất chợt bùng lên do những xúc cảm thẩm mỹ của chính cây cỏ khơi dậy trong những khoảnh khắc nhất thời nào đó. Có thể, đó là rừng thông vi vu bên những sườn đồi, vách núi hay dăm ba ngọn lau phất phơ trên bãi sông, bờ suối. Đôi khi lại là cái màu phơn phớt tím rung rinh trong gió của đám hoa trinh nữ phủ đầy gai góc bên lề đường trong buổi chiều hôm... Vậy đó, đôi khi những hình ảnh ấy cứ ẩn hiện làm thức dậy bao nỗi niềm của cảm xúc có khi buồn có khi vui với đủ các cung bậc lúc thì trầm lặng lúc lại rộn ràng, xao xuyến khiến tâm hồn như thể được thanh lọc một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Thế đấy, cái cảm xúc vô định ấy lần này lại chợt về trong tôi nơi tán cây có sắc lá vàng, lá đỏ của những gốc lộc vừng trong nắng giao mùa cuối xuân nơi trước nhà, bên hồ hay rải rác đâu đó trên dọc dài những con phố.
Mưa xuân hãy còn rây rắc, chỉ thoảng chao cánh én mà không gian như thể trải ra miên man một màu vàng óng ả đẹp tựa bức tranh mùa thu của Levitan với những gốc lộc vừng lá vàng, lá đỏ rờm rợp, rạo rực trên những tán cành đang chờ tuôn tràn xuống thảm cỏ. Sải chân dưới hàng lộc vừng, ngây ngất cùng nắng xuân trong tiết giao mùa mà ta cứ ngỡ mình như đang lạc bước giữa rừng phong trong mùa thay lá của tiết trời mùa thu dịu nhẹ, mơ màng nơi xứ sở Kim Chi hay con đường Bạch Dương đầy lãng mạn, quyến rũ thiết tha của nước Nga bên trời Âu xa xôi. Tháng Ba, khúc giao mùa như tơ mành óng ả đẹp tựa thanh xuân của đời người khiến từng bước chân ta phải xốn xang, ngập ngừng, ngẩn ngơ, bâng khuâng, xao xuyến...
Tháng Ba, khi ánh “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” xuyên qua các tán cành nâu sám, sần sùi của hàng lộc vừng hòa với màu lá cuối mùa vàng ruộm tạo thành những dải lụa óng ả mềm mại kết nối đất trời làm bừng lên một không gian mơ màng, huyền ảo đậm chất liêu trai, tựa như thế giới cổ tích nơi xứ sở thần tiên... Lặng nghe những thanh âm thoảng đưa trong gió, theo mỗi nhịp bước ngân lên xào xạc của đám lá lìa cành đang trải thảm vàng rực như để nâng niu bước từng gót sen hồng của các cô nàng đang mê mải check in ta bỗng thấy đất trời và con người hiện lên trong trẻo và nguyên sơ đến lạ với biết bao cảm xúc yêu thương đang dâng trào, lắng đọng.
Cuối xuân, lộc vừng như một bản giao hưởng sắc màu hiện trên cây lá vô cùng đáng yêu tạo nên biết bao cung bậc cảm xúc diệu kỳ sống động khiến không ít bước chân ngang qua phải sửng sốt, ngỡ ngàng; làm nhớ nhớ, thương thương; gây vấn vương, xao xuyến cho cả người đi lẫn kẻ ở lại. Tháng Ba, đất trời giao hòa trong khoảnh khắc lộc vừng thay lá khiến mùa xuân cũng trở nên lung linh hơn, hoàn hảo hơn. Dường như bao nhiêu linh khí tinh túy nhất của thiên nhiên trong tiết xuân thì đang lắng lại để làm thành một bản tình ca giao mùa trong sắc là vàng, lá đỏ buông rơi đẹp đến nao lòng. Những chiếc lá cuối mùa cùng bừng lên thay sắc làm thành “một phút huy hoàng” trước khi lìa cành để báo hiệu đã qua những ngày mưa phùn giá rét và chuẩn bị trồi lên những mầm non lộc biếc, búp lá non tơ đón chào những tia nắng hạ. Bản giao hưởng tháng Ba với những giai điệu thật đáng yêu ấy của lộc vừng đã thức dậy những ánh mắt, nụ cười và bờ môi ấm của không ít chàng trai, cô gái; khiến cho bao trái tim vừa mới chớm yêu phải mê mải, nức nở, thổn thức.
Người ta truyền bảo, lộc vừng là cây phong thủy mang lại những điều may mắn, tốt lành. Có lẽ vậy, chỉ cái tên thôi, lộc vừng cũng đã thu hút sự yêu thích của không ít người chơi cây. Chữ lộc của cây ứng với tài lộc còn chữ vừng dễ làm người ta liên tưởng đến những hạt vừng, tuy bé nhỏ nhưng lại nhiều đến vô kể. Chưa hết, mấy nghệ nhân bon sai còn liệt lộc vừng vào hàng tứ quí “Sanh - Sung - Tùng - Lộc” (sanh có nghĩa là trường sinh, phát tài; sung gợi lên sự sung túc, tròn đầy, viên mãn; tùng tượng trưng tiết tháo thanh cao của bậc chính nhân và cũng có nghĩa sống lâu, trường thọ; lộc đem lại vận may, tài lộc). Bởi thế, chẳng biết từ bao giờ, từ người bình dân đến giới quyền quí chức sắc, từ không gian linh thiêng nơi tôn nghiêm đình đền gò miếu hay chốn dinh quan phủ chúa cho đến sân vườn quê kệch, ai nấy đều mê chuộng lộc vừng. Rộng thì người ta trồng cây ra đất để lộc vừng vươn cành tỏa bóng. Hẹp thì để trong ang trong chậu kì khu uốn tỉa cành lá với muôn hình thế dáng. Chỉ sơ qua vậy thôi cũng đủ thấy phúc phận thuộc vào hàng số má phước lộc của lộc vừng so với không ít loài thảo mộc đang phải chịu thiệt thòi của kiếp phận “bên lề” trước sự ghẻ lạnh hay lãng quên tưởng chừng đến vô danh của người đời.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.