Tác giả - tác phẩm

"Không gì ngoài cơn mưa”: Mộng tưởng và khao khát tự do

Võ Lý Minh Tâm 20:40 01/12/2023

“Không gì ngoài cơn mưa” là tập truyện ngắn đầu tay của Triều Dương, một cây bút Gen Z đầy năng lượng sáng tạo và ngập tràn nhiệt huyết. Sách do Nxb Dân trí ấn hành, ra mắt năm 2023.

Những bỏ ngỏ cho một khởi đầu mới

Cuốn sách nhỏ xinh với 9 truyện ngắn, Không gì ngoài cơn mưa của Triều Dương vẫn đủ khả năng khiến người đọc choáng ngợp với những phân mảnh mới lạ, đòi hỏi sự nhìn nhận lại thế giới chúng ta đang sống dưới những chiều kích, góc độ khác. Ở đó, Triều Dương đã đặt những nhân vật trong thế giới riêng tư của những ảo mộng, chấn thương, sự phản tỉnh và khao khát tự do.

Không gì ngoài cơn mưa cũng là nhan đề một tác phẩm trong tập truyện ngắn này. Chuyện kể về một nữ diễn viên nổi tiếng chấp nhận tham gia một bộ phim với kịch bản kỳ lạ, của một đạo diễn cũng kỳ lạ và bí ẩn không kém sau cái chết đột ngột của chồng cô.

Trong quá trình quay phim, cô dần nhận ra thế giới hư cấu và hiện thực đang nhập lại làm một, mời gọi cô bước qua những lằn ranh nhập nhằng. Bộ phim đó vừa là cứu cánh trong chuỗi ngày bị truyền thông dồn ép, vừa là sự phản chiếu thế giới riêng tư, buộc cô nhìn lại bản thân và những gì mình đang trốn chạy.

ra-mat-sach.jpg
Tác giả Triều Dương (bên phải) tại buổi ra mắt sách "Không gì ngoài cơn mưa".

Triều Dương cũng chú trọng khám phá thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật. Bên cạnh yếu tố siêu thực, câu chuyện còn là những suy tư của nữ diễn viên về người chồng. Đó cũng là người bạn thân nhất mà cô đã kết hôn chỉ để giúp anh che giấu ám ảnh quá khứ, về cuộc đời “như một bóng ma” của chính mình, về tình yêu chân thật và cay đắng với điện ảnh, về cách truyền thông không ngừng phơi bày những khía cạnh riêng tư nhất, dễ tổn thương nhất của cô sau bi kịch cá nhân…

Kết thúc của bộ phim và bản thân câu chuyện này đều được bỏ ngỏ. Dường như những truyện ngắn còn lại cũng tương tự – đó là cách diễn giải khác cho những sự lãng quên, tái ngộ, rời bỏ, chết đi. Điểm chung của chúng là đều mở ra một khởi đầu mới. Ở đó, một thế giới mới thực sự tồn tại, thôi thúc ta bước tiếp, suy nghĩ tiếp, vì tương lai là thứ chúng ta chẳng thể nắm được trong tay, bất kể là của ai.

“Ai cũng có vô vàn bí mật. Nhưng dù trong bóng tối, tớ vẫn nhìn rõ đôi mắt cậu. Chúng giống đôi mắt tớ, đôi mắt mà đã lâu rồi tớ không còn thấy trong gương. Những đôi mắt tìm kiếm điều gì đó không có thật, một điều gì đó có thể lấp đầy nỗi trống trải trong tâm hồn. Cậu có thể thấy buồn cười, nhưng tớ thực sự đã thấy điều đó trong mắt cậu, nhất là khi cậu nhìn tớ. Người ta rất hiếm khi thực sự thấy được nhau.

Một ngày nào đó, nếu có thể, hãy đến bắt chuyện với tớ nhé. Tớ rất sẵn lòng.”

(Trích trong truyện ngắn Một ngày khác).

Mở đầu mỗi truyện ngắn, các nhân vật có xu hướng cô đơn và sẽ tiếp tục cô đơn – họ thoải mái với sự trốn tránh của mình, đồng thời cảm thấy đau khổ trong thế giới mình đang trú ngụ. Mối liên kết giữa người với người cũng rất mỏng manh: Họ có thể nhìn thấy nhau hoặc không, nhưng vẫn chọn không bước vào thế giới của nhau, cùng lúc lại kéo đối phương vào thực tại mà họ ở đó. Họ phủ nhận sự ích kỷ của bản thân, dù nó vốn dĩ đến từ cô đơn và bất an, lo sợ những thay đổi đến từ điều mình không thể kiểm soát.

Tình yêu không phải đề tài chủ đạo của tác phẩm, nhưng lại là thứ tồn tại xuyên suốt: Các nhân vật dùng tình yêu làm bến đỗ, nhân danh tình yêu để chạy trốn hiện thực, bao dung trước hiện thực, tìm về và hòa giải với hiện thực. Nhưng sau cùng, tình yêu cũng không là ưu tiên trong những lựa chọn của họ. Trải qua một chuỗi những sự kiện hư thực bất phân, có thể từ giấc mơ, từ quá khứ hay mộng tưởng, các nhân vật buộc phải tự đối diện với bóng tối hay bản ngã được giấu kín, tự tìm cách viết tiếp câu chuyện dang dở và độc nhất trong đời sống thực.

609ba434a39d75c32c8c2-1-.jpg
Cuốn sách "Không gì ngoài cơn mưa".

Lối viết mang ảnh hưởng từ điện ảnh

Dường như lối viết của Triều Dương có một sự ảnh hưởng sâu sắc từ điện ảnh. Các truyện ngắn được tác giả xây dựng với nhiều điểm nhìn và kết cấu truyện lồng truyện, vừa khiến thế giới trở nên đa diện, gợi mở những góc nhìn khác từ phía người đọc; vừa phản ánh sự vô hạn của các khả năng ở hiện thực, cách con người vượt qua nỗi đau và chịu trách nhiệm cho các lựa chọn.

Thế giới trong truyện được thiết lập kỳ công và đa dạng, có những điểm chung tạo thành xương sống cho tổng thể tác phẩm. Đó là mối quan hệ giữa giấc mơ và quá khứ bị vùi lấp, giữa sự kìm nén và khao khát tự do, hay nhiều hơn thế.

Bên cạnh đó, dù được viết với ngôn từ dễ hiểu, dễ cảm nhận, tác phẩm có nhiều điều đáng để bàn ở khía cạnh cấu trúc. Yếu tố trinh thám – ly kỳ đi kèm với nhịp điệu nhanh, gấp rút, nhấn mạnh cảm giác hồi hộp và sự không đáng tin của người kể chuyện. Dẫu thế, thời gian trong tâm tưởng của nhân vật cũng là điểm sáng cần được chú ý: Những dòng ý thức liên tục nối đuôi nhau, khiến không gian vốn chỉ có một người càng trở nên chật hẹp.

Cách các tác phẩm văn học xuất hiện lấp lánh cũng khiến người viết hứng thú: Màu thời gian từ một kí ức tủn mủn ngọt ngào đã trở thành ám ảnh cả đời. Câu thơ ngắn của thi sĩ Du Tử Lê thế mà có thể bao trọn cả nỗi sợ của một con người, từ đó thấy thêm tầng nghĩa về mối quan hệ giữa truyện kể và người đọc. Lấy ý từ nhân vật ở Bên dòng sông, những câu chuyện luôn có thể giúp chúng ta nhìn thấy nhau, cũng như nhìn thấy chính mình ở bên trong.

Thú vị là người viết bài này đã không ít lần đặt dư chữ “còn” trong vô thức mỗi lúc nhắc tới nhan đề truyện. Và điều này đã dẫn tới một ý nghĩ: “Không còn gì ngoài cơn mưa” thể hiện sự bất lực trước thực tại. Thế nhưng, “Không gì ngoài cơn mưa” lại cho thấy một tâm thế chủ động, khi chúng ta có quyền lựa chọn, sẵn sàng hành động và chịu trách nhiệm cho lựa chọn đó./.

Tác giả Triều Dương, tên thật là Nguyễn Minh Trang, sinh năm 2001 tại Hà Nội. Dù mới xuất hiện trên văn đàn trong vài năm gần đây nhưng Triều Dương đã có nhiều bài viết bình luận văn hóa nghệ thuật, mảng sáng tác trên các chuyên trang về văn học nghệ thuật.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”
    Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) của cả nước, Nhà Xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử.”
  • Ra mắt sách "Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình" của GS. Bùi Xuân Bào
    Cuốn sách nguyên là luận án thứ hai (phụ) mà tác giả Bùi Xuân Bào đệ trình cùng luận án thứ nhất (chính) để lấy bằng tiến sĩ văn chương quốc gia tại Đại học Sorbonne (Pháp) năm 1961.
  • Tái hiện sinh động, toàn diện về chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”. Thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao, cuốn sách đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại - chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Giới thiệu cuốn sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ chín cuốn sách "Điện Biên Phủ", có hiệu chỉnh, bổ sung một số bài viết và tư liệu, sự kiện lịch sử liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, do ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng sưu tầm, tuyển chọn theo di huấn của Đại tướng.
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
"Không gì ngoài cơn mưa”: Mộng tưởng và khao khát tự do
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO