Không có hình thức xét đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

KTĐT| 17/02/2022 10:39

Nhà thơ Giang Nam (93 tuổi) - tác giả bài thơ nổi tiếng “Quê hương” chưa thể nhận tin vui, vì ông không được cơ quan chức năng xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Thực hiện theo quy định

 Bộ VHTT&DL vừa có văn bản gửi Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa về trường hợp xin đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam.

Văn bản nêu rõ, căn cứ Luật Thi đua khen thưởng; Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 1/10/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, không có hình thức xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình của các tác giả.

Nhà thơ Giang Nam.
Nhà thơ Giang Nam.

Văn bản cũng nói rõ thêm, hiện nay công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2021 đã hoàn thành. Bộ VHTT&DL, cơ quan thường trực hội đồng cấp Nhà nước đang hoàn tất hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với các tác phẩm, cụm tác phẩm của nhà thơ Giang Nam, Sở VH&TT Khánh Hòa hướng dẫn tác giả đăng ký xét tặng Giải thưởng trong đợt xét kế tiếp.

Trước đó, Sở VH&TT Khánh Hòa có văn bản gửi Bộ VHTT&DL đề nghị hướng dẫn trường hợp xét đặc biệt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Giang Nam. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa đề xuất với các cấp có thẩm quyền xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đối với tác giả bài thơ "Quê hương".

Danh vọng không nên cưỡng cầu

Theo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa, tác phẩm của nhà thơ lão thành Giang Nam đã "sống" cùng Nhân dân qua nhiều thế hệ. Ông là một trong những tác giả tiền bối có những tác phẩm xuất sắc, đóng góp vào sự thành công của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà đã 3 lần đem hồ sơ đến nhà cho nhà thơ Giang Nam kê khai nhưng lúc này ông đã có biểu hiện không còn nhớ được đầy đủ nên không thể tự thực hiện đăng ký được. “Với một người 94 tuổi đã có những biểu hiện nhớ quên lẫn lộn, việc đòi hỏi ông phải tự làm các hồ sơ, thủ tục khai báo theo "đúng quy trình" để được xét tặng giải thưởng ấy là rất khó khăn” - họa sĩ Trần Hà - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn: “Trước đây, đã có nhiều tác giả sau khi được trao Giải thưởng Nhà nước lại tiếp tục được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh như Hữu Thỉnh, Đỗ Chu, Lê Văn Thảo, Xuân Thiều, Thu Bồn, Xuân Quỳnh... Thế nhưng, khoảng giữa hai giải thưởng này đều phải do tác phẩm quyết định. Nếu tác giả có trữ lượng sáng tạo dồi dào, thì dễ dàng cho giới chuyên môn cân nhắc. Bởi lẽ, nghệ thuật không thể căn cứ chủ yếu vào những đóng góp xã hội khác.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa biết nghĩ đến việc đặc cách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Giang Nam, là một nghĩa cử đáng trân trọng. Tuy nhiên, giá trị của nhà thơ nằm ở tác phẩm, và thời gian lẫn độc giả sẽ có đánh giá chuẩn xác nhất. Chỉ với bài thơ “Quê hương” và Giải thưởng Nhà nước thì nhà thơ Giang Nam đã hài lòng về sự cống hiến cho văn chương Việt Nam, mà không cần phải đặc cách xét tặng gì thêm. Danh vọng không nên cưỡng cầu. Cái câu cảm thán của đồng nghiệp “tầm cỡ vị ấy mà không được giải thưởng” bao giờ cũng dễ nghe hơn “tầm cỡ vị ấy mà cũng được giải thưởng”".

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, quê quán huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), tham gia cách mạng từ năm 1945, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Ông là tác giả các tác phẩm nổi tiếng được giảng dạy trong nhà trường như các bài thơ: “Quê hương”, “Nghe em vào đại học”, “Tiếng nói Việt Nam” và nhiều tác phẩm văn học khác.

Nhà thơ Giang Nam đã được tặng thưởng giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961 (bài thơ Quê hương), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ (tập thơ Quê hương), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Từ 1/1/2025, xe kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
    Xe kinh doanh vận tải chở trẻ mầm non và học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, có biển báo dấu hiệu nhận biết đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Không có hình thức xét đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO