Khống chế không để xảy ra bệnh dịch cúm gia cầm

HNM| 22/03/2019 15:49

Ngày 22-3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025.

Khống chế không để xảy ra bệnh dịch cúm gia cầm

Theo Bộ NN&PTNT, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2003. Bệnh dịch đã xuất hiện tại 2.043 xã, phường, thị trấn với tổng số gia cầm bị tiêu hủy là hơn 45 triệu con. Giai đoạn 2007-2013, bệnh cúm gia cầm phát sinh rải rác trên các đàn gia cầm nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với 842 xã, phường, thị trấn có gia cầm mắc bệnh. Từ năm 2014 đến nay, bệnh cúm gia cầm xuất hiện tại 332 xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước. Trung bình mỗi năm, số gia cầm bị mắc bệnh cúm phải tiêu hủy là khoảng 90.000 con. 

Không chỉ gây bệnh dịch trên đàn gia cầm, cúm gia cầm còn ảnh hưởng đến con người. Giai đoạn 2003-2009, vi rút cúm gia cầm đã lây nhiễm cho 112 người, trong đó có 57 người tử vong; giai đoạn 2010-2013, vi rút cúm gia cầm lây sang 13 người, trong đó có 5 người tử vong. Năm 2014, cúm gia cầm đã lây sang 2 người, gây tử vong. Từ đó đến nay, không phát hiện thêm ca bệnh cúm gia cầm nào trên người. 

Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Qua đó, cơ bản đã kiểm soát được bệnh dịch này, trung bình hằng năm giảm 2,6 lần so với giai đoạn trước năm 2014.

Để kiểm soát bệnh dịch này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13-2-2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025”. 

Theo kế hoạch, cơ quan chức năng sẽ kiểm soát, khống chế không để bệnh dịch này xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; xây dựng thành công các vùng, chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh… Cùng với đó, phân vùng để có cơ sở kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này theo huyện có nguy cơ cao, huyện có nguy cơ thấp và hằng năm, căn cứ tiêu chí phân vùng, cơ quan quản lý thú y giám sát và quyết định chuyển đổi giữa các vùng nguy cơ; giám sát tại huyện nguy cơ thấp…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Khống chế không để xảy ra bệnh dịch cúm gia cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO