Chính sách & Quản lý

Khơi dậy sức sáng tạo về đề tài dân tộc thiểu số cho các văn nghệ sĩ

Trung Kiên 11/10/2023 11:21

Nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật xứng tầm với những đóng góp, hy sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức “Chương trình đi thực tế, sáng tác văn học về đề tài dân tộc thiểu số cho các văn nghệ sĩ, năm 2023”.

Theo kế hoạch của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, chương trình đi thực tế sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2023. Dự kiến sẽ có 50 người tham gia chương trình, trong đó có lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng các hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.

ca-khuc.jpg
Tập ca khúc về đề tài Dân tộc thiểu số, miền núi, tập hợp các bái hát từ Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 2020.

Trong khoảng hơn 10 ngày, các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn, nhà nghiên cứu văn hoá, phê bình văn học… sẽ đi thực tế sáng tác ở một số địa bàn tại các tỉnh vùng biên giới, miền núi thuộc tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh liên quan phối hợp, tạo điều kiện cần thiết để đợt đi thực tế của đoàn thu được kết quả tốt nhất. Đồng thời đề nghị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu Bố trí địa điểm, cán bộ hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ đoàn đến tìm hiểu, giao lưu với đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới, biển đảo; thăm và giới thiệu các danh thắng, di tích lịch sử... của tỉnh; giúp đỡ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ có được chuyến đi thực tế thu được nhiều kết quả phục vụ cho công việc sáng tác.

Ban tổ chức chương trình đi thực tế cho biết, tại mỗi điểm đến, tổ chức cho văn nghệ sĩ giao lưu văn nghệ, trao đổi về công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, công việc sáng tác và giới thiệu các tác phẩm của mình với chiến sĩ, đồng bào, tạo không khí gần gũi, hiểu biết. Các nghệ sĩ có thể lấy tư liệu theo đặc thù chuyên ngành của mình như: ghi chép, ghi hình, ghi âm.... và có thể sáng tác tại chỗ hoặc sáng tác sau chuyến đi thực tế.

dthanhi1-9336.jpg.png
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trình diễn trang phục truyền thống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Các văn nghệ sĩ hoàn thành và nộp tác phẩm về Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam và Vụ Văn hóa dân tộc để tổ chức hình thức trưng bày, báo cáo, tuyển chọn các tác phẩm đặc sắc để sử dụng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông ở trung ương và địa phương khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng đó, thông qua các Hội Chuyên ngành tiếp tục hỗ trợ những tác phẩm có triển vọng để nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, chương trình đi thực tế kể trên nhằm khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo, sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc đến xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chân - thiện - mĩ, đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng.

Chương trình cũng góp phần tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số đi thâm nhập thực tế để sáng tác, thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước đến các văn nghệ sĩ. Qua đó, tác động đến tình cảm, động viên văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật xứng tầm với những đóng góp, hy sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, phản ánh cuộc sống vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam khu vực biên giới, biển đảo trong tình hình mới.

Đặc biệt, chương trình nhằm khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài dân tộc miền núi, vùng biên giới, biển đảo. Bằng tác phẩm của mình, các văn nghệ sĩ phản ánh hiện thực cuộc sống đồng bào các dân tộc vùng biên giới, biển đảo trong thời kỳ mới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Khơi dậy sức sáng tạo về đề tài dân tộc thiểu số cho các văn nghệ sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO