Khoảng 70.000 người tham dự lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022
kinhtedothi|22/04/2022 08:48
Sau hơn 2 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng dịch Covid-19, lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022 ước tính đón khoảng 70.000 lượt khách hành hương, tham quan.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm từ ngày 20-23/3 Âm lịch (21-23/4) tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Khánh Hòa.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế&Đô thị, ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa - đơn vị quản lý Tháp Bà Ponagar cho biết, sau hơn hai năm tạm dừng lễ hội do ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại nhưng hạn chế một số chương trình để phòng, chống dịch.
Theo thống kê có khoảng 100 đoàn khách đăng ký dự lễ. Ước tính lễ hội năm đón khoảng 70.000 lượt khách hành hương, tham quan. Trong đó, có gần 4.000 đồng bào dân tộc Chăm tại địa phương và các tỉnh lân cận về với lễ hội.
Sáng 21/4, ngày đầu của lễ hội, Tháp Bà Ponagar đã đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ và tham quan. Tháp Bà Ponagar là công trình tâm linh ý nghĩa, người Chăm thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana.Người dân xếp hàng để được vào tháp chính dâng lễ.Trong buổi sáng đầu tiên của lễ hội, ban tổ chức thực hiện lễ Thay y tại tháp chính. Theo nghi lễ, vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm gồm 5 loại. Nhiều gia đình đồng bào Chăm có mặt từ rất sớm tại khuôn viên Tháp Bà Ponagar để làm Lễ Tạ ơn do được Thánh Mẫu che chở và ban nhiều ơn phước trong năm qua. Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ lớn của dân tộc Chăm. Ông Phạm Đồng (60 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng) cho biết, ông và gia đình thờ Thánh Mẫu nên năm nào cũng tới Khánh Hòa dịp này. "Những năm trước do ảnh hưởng dịch bệnh nên chúng tôi chỉ đi đại diện để vào Tháp Bà Ponagar tạ ơn Thánh Mẫu. Năm nay, dịch bệnh thuyên giảm nên đoàn chúng đi được nhiều hơn" - ông Phạm Đồng cho biết.Nhiều người Kinh cũng tạ ơn Thánh Mẫu sau một năm mạnh khỏe và phát đạt bằng những lễ vật truyền thống.Lễ hội cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.Du khách nước ngoài cũng thích thú ghi lại những hình ảnh đặc biệt tại lễ hội. Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Hiện khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng. Trong đó, tháp chính cao khoảng 23m. Theo các nhà nghiên cứu, niên đại của tháp chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 - 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Thành phố Huế mở chiến lược phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững với “Huế – Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”.
Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Tại Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 18/4, nhiều chuyên gia đã có những góp ý, trao đổi với chính quyền Thành phố để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa; Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa.
Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
Hưởng ứng Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 11/4/2025 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025, Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức, nghệ nhân và chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức workshop mang tên “Gặp gỡ mùa xuân”. Đây là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm góp phần bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Sáng 18/4 tại Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Được đánh giá là dự án đặc biệt, phim “Huyền tình Dạ Trạch” không chỉ tái hiện không gian văn hóa thời Hùng Vương, mà còn chuyển tải giá trị tình yêu bất diệt thông qua mối tình Tiên Dung - Chử Đồng Tử.
Nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách cũng như hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng Thế giới tư duy” từ ngày 18/04/2025 đến ngày 20/04/2025 tại Phố Sách Hà Nội.