Khoảng 250 gian hàng tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017

Đăng Chung| 31/10/2017 21:42

Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017 - Craftviet 2017 sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 13 tháng 11 năm 2017, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (Số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Hội chợ được tổ chức nhằm mục đích: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững theo chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội của Đảng 2011 - 2020;Giúp các làng nghề phát triển phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013; Thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tham quan giao dịch, mua sắm góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao; Khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công và các nhà sản xuất kinh doanh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, tinh hoa văn hóa làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

Khoảng 250 gian hàng tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017
Ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: Đăng Chung).

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp nhấn mạnh: Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

“Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2017 nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu kinh tế, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề; giúp các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ củng cố và khai thác thị trường; khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam; góp phần bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống và ngành nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống…” – Ông Đào Văn Hồ nói.

Đến thời điểm này, Ban tổ chức Hội chợ đã nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị đến từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm khuyến công các tỉnh, thành phố trong cả nước; Các đơn vị làng nghề, phố nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ; Các nghệ nhân, thợ thủ công, hộ gia đình; Các hiệp hội, hợp tác xã, cơ sở làng nghề; các doanh nghiệp phụ trợ, dịch vụ.

Các gian hàng được phân chia thành các khu vực sau: Khu triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu với những sản phẩm chất lượng cao đạt danh hiệu, giải thưởng trong các cuộc thi; Khu các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm khuyến nông, khuyến công các tỉnh, thành phố; Khu mỹ nghệ kim hoàn: vàng, bạc, đồng, khảm tam khí; Khu gốm sứ, pha lê thủy tinh; Khu điêu khắc trạm khảm từ đá, gỗ, sừng; Khu hàng mây song, tre nứa, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác; Khu hoa khô, hoa lụa, hoa đất, hoa gỗ, khảm trai, sơn son thiếp vàng, các loại sản phẩm và mô hình làng nghề, phố nghề…

Trong khuôn khổ Hội chợ, nhiều sự kiện được tổ chức với các nội dung phong phú, đa dạng như Hội thảo “Phát triển Du lịch Làng nghề Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã và Làng nghề, Không gian Danh Trà Việt Nam và đặc biệt là Khu Trình diễn chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống trong cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Thầy giáo “không lương” tận tâm vì học sinh nghèo vùng đầm Sam
    Thầy giáo Trần Văn Hòa (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) hơn 30 năm âm thầm trao truyền con chữ cho trẻ em nghèo và “xóa mù” cho nhiều người ở vùng đầm Sam.
  • Ngọn lửa đam mê khoa học của nữ giảng viên GenZ
    Trong thời đại Gen Z – thế hệ trẻ được biết đến với sự năng động, sáng tạo và không ngừng khẳng định mình – Nguyễn Thị Huyền Trang là một người trẻ minh chứng của trí tuệ, lòng đam mê và tinh thần cống hiến.
Đừng bỏ lỡ
Khoảng 250 gian hàng tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO