Khen, chê trái chiều với "Táo quân 2018"

Yến Anh/NLĐ| 21/02/2018 10:29

Có cách thể hiện khác nhằm tăng yếu tố giải trí nhưng vẫn chuyển tải những nội dung, vấn đề nóng mà công chúng quan tâm. Tuy nhiên, "Táo quân" năm nay cũng nhận được không ít ý kiến không hài lòng của khán giả.

Hơn một chương trình giải trí, với nhiều người, "Táo quân- Gặp nhau cuối năm 2018" trên VTV mang tính "biểu tượng" cho Tết, nhắc đến Tết là nhớ tới "Táo quân". Đặc biệt, là chương trình kỷ niệm 15 năm, "Táo quân" năm nay được đầu tư khá kỹ ở cả kịch bản lẫn dàn diễn viên.

Sau 15 năm, màn báo cáo quen thuộc của các Táo đã không còn, thay vào đó là cách thể hiện khác nhằm tăng yếu tố giải trí nhưng vẫn chuyển tải những nội dung, vấn đề nóng mà công chúng quan tâm. Những vấn nạn nhức nhối của xã hội trong năm qua được lồng ghép một cách khéo léo thông qua phần trình diễn của từng Táo, từ vụ án của Vũ "nhôm", chuyện "chạy" ghế, quy hoạch đô thị, đào tạo 9.000 tiến sĩ, thi hoa hậu chui, 12 đại án kinh tế, cải cách giáo dục,... Những câu thoại cực kỳ hài hước của các Táo cũng khiến cư dân mạng phát sốt suốt mấy ngày Tết vừa qua như: "Cầm tiền còn sợ tiền rơi. Cầm tờ A4 cả đời ấm no", "Lên được chưa chắc xuống được", "Trạng chết thì Chúa cũng băng hà - Dưa gang đỏ đít thì cà cũng đỏ chuông", "Vườn hồng có lối nhưng không cho vào", "Bất hạnh của người khôn khi ở với lũ ngu"… Đặc biệt, ở phần trình diễn của Táo Xã hội, Tự Long tiếp tục thể hiện khả năng ca hát qua ca khúc chế "Thật bất ngờ". Bài hát của nhạc sĩ Mew Amazing được viết lại lời nhằm phê phán những tật xấu trên mạng xã hội sống ảo câu like. Nhạc sĩ Only C nhận xét: "Thật bất ngờ, phiên bản "Táo quân" quá ư là xuất sắc".

Khen, chê trái chiều với Táo quân 2018 - Ảnh 1.

Cảnh trong "Táo quân - Gặp nhau cuối năm 2018"

Ảnh: Hoàng Dương

Được xây dựng xuyên suốt dựa trên ý tưởng chủ đạo là tranh giành ghế, nửa cuối của chương trình khắc họa khá rõ nét thực trạng tranh chức tranh quyền, khi các Táo phải giẫm đạp lên đầu, lên cổ nhau, bất chấp thủ đoạn để leo lên được chiếc ghế quyền lực trong phần thi tranh ghế để giành vị trí "Tinh hoa đệ nhất Táo". Khán giả đã thật sự được giải trí với màn các Táo đua nhau leo lên quá nhanh, đạp lên đầu anh em nhưng lại "không tính đến" việc leo xuống…

Không chỉ có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ quen thuộc như Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý, Vân Dung, Chí Trung,... hai gương mặt rất được yêu thích: Minh Vượng và Minh Hằng cũng trở lại sân khấu "Gặp nhau cuối năm" sau nhiều năm vắng bóng. Bên cạnh đó, dàn diễn viên trẻ gồm Duy Nam, Dũng Hớn, Minh Tít, Trung Ruồi cùng Bi Béo và Minh Bủm - hai cậu con trai của Xuân Bắc cũng khiến "Táo quân 2018" thêm phần mới lạ.

Tuy nhiên, "Táo quân" năm nay cũng nhận được không ít ý kiến không hài lòng của khán giả. Một nhà báo thể hiện sự thất vọng khi những người làm chương trình đã không đưa vào những vấn đề nóng như BOT Cai Lậy, văn bản đề nghị xử lý người phát ngôn về Sơn Trà, cấm phổ biến một số bài hát trước năm 1975… Đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhận xét trên trang Facebook cá nhân "Xem "Táo quân", thấy những kẻ tài năng đang cố cựa mình trong cũi sắt".

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển, lại có quan điểm trái ngược. Ông chia sẻ ê-kíp thực hiện chương trình đã lồng ghép rất khéo léo những vấn đề nóng của năm qua vào chương trình. "Cá nhân tôi thấy họ đã nói được nhiều điều và như thế là vừa vặn trong một chương trình cuối năm. Đây là một chương trình giải trí, đừng cố khoác lên vai nó những nhiệm vụ nặng nề để rồi thất vọng khi nó không nói được những điều như bạn mong muốn" - TS Vịnh cho hay.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khen, chê trái chiều với "Táo quân 2018"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO