Văn hóa - Xã hội

Khánh thành Nhà hát Hồ Gươm - công trình văn hóa mang tầm vóc quốc tế

Kim Thoa 16:27 09/07/2023

Nhà hát trở thành tâm điểm kết nối với các công trình văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan kiến trúc ngàn năm tuổi đang hiện hữu của Thủ đô văn hiến, tạo thành quần thể văn hóa nghệ thuật, giải trí quanh hồ Hoàn Kiếm...

nha-hat-ho-guom-168817252828820230709112355.jpg
Nhà hát Hồ Gươm tọa lạc tại số 40-40A Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Ngày 9/7, Bộ Công an và UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khánh thành Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).

Tới dự lễ khánh thành Nhà hát Hồ Gươm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Văn hoá có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của đất nước. Trong quá trình lãnh đạo qua các thời kỳ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của văn hoá, xác định văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Các Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đều khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của phát triển đất nước. 

“Chúng ta vừa kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương về văn hoá của Đảng. Chúng ta xác định văn hoá gắn với dân tộc, khoa học, đại chúng. Càng nghiên cứu Đề cương về văn hoá, càng thấy tầm nhìn của các vị lãnh đạo. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về văn hoá chỉ gói gọn trong mấy chữ nhưng hết sức sâu sắc. Văn hoá phải đi đôi với dân tộc, với khoa học. Văn hoá phải đại chúng. Mọi người phải được hưởng thụ văn hoá. Văn hoá có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách con người, bản sắc, cốt cách dân tộc ta” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhà hát Hồ Gươm tọa lạc tại số 40-40A Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội), được khởi công tháng 10/2021. Nhà hát Hồ Gươm gây ấn tượng bởi phong cách thiết kế theo lối kiến trúc Tân cổ điển, nơi giao thoa các yếu tố lịch sử, văn hóa bản địa với vẻ đẹp đương đại mà vẫn không làm mất đi nét đẹp cảnh quan tự nhiên khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Nhà hát có 6 tầng nổi, 3 tầng hầm, gồm khán phòng chính 900 chỗ ngồi, phòng hòa nhạc nhỏ 500 chỗ và các khu vực trưng bày, triển lãm nghệ thuật, cùng các công trình phụ trợ khác. Điểm nhấn kiến trúc châu Âu xưa toát lên sang trọng và lộng lẫy từ 52 cột đá nguyên khối, được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha, cùng các khối mặt kính và mái vòm bao bọc tòa nhà. Phương án chiếu sáng trần sảnh chính nhà hát lấy ý tưởng từ bầu trời đầy sao đêm với dàn đèn lộng lẫy khiến nhà hát về đêm lung linh đúng nghĩa một “thánh đường nghệ thuật”.

Công trình được xây dựng trên khu đất hơn 5.000 m2, gồm sảnh lớn và sảnh nhỏ đón khách, khu vực hậu trường, hầm để xe, không gian đa năng, phòng nghỉ giải lao...

Với vị trí đắc địa, Nhà hát còn có khu vực dành cho hoạt động trưng bày, triển lãm nghệ thuật, khu vực hội thảo, các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên môn trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chính trị, kinh tế; họp báo giới thiệu các buổi trình diễn nghệ thuật; các buổi giao lưu giữa nghệ sĩ và công chúng; hội nghị của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp...

Tại tầng áp mái của công trình có khu vực ẩm thực và khu vực đa năng đang hoàn thành, có thể phục vụ biểu diễn ngoài trời, tiệc cho khách mời, các hoạt động lễ hội theo mùa...

Nhà hát Hồ Gươm được kỳ vọng kết nối với các công trình văn hóa, lịch sử, cảnh quan kiến trúc quanh hồ Hoàn Kiếm.

Ngay sau lễ khánh thành, các đại biểu và khán giả đã có dịp thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc do Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời cùng một số nghệ sĩ Nhà hát Opera hoàng gia Versailles Versailles, Nhà hát Ca múa nhạc CAND biểu diễn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • Tọa đàm Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
    Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Viện Công nghệ và Sức khỏe, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 với chủ đề: "Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai".
  • Chính phủ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024
    Ngày 17/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường để Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 thay vì ngày 1.1.2025.
  • Tuyên dương 100 “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024"
    Nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, tối 17/5, tại thị xã Cửa Lò, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024”.
  • Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản
    Chiều 17/5, tại trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (73 Quán Sứ, Hà Nội), Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản PL.2568 - DL. 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Khánh thành Nhà hát Hồ Gươm - công trình văn hóa mang tầm vóc quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO