Kiến trúc - Quy hoạch

Khánh Hoà đang xây dựng phương án bảo tồn 5 căn biệt thự di tích Lầu Bảo Đại

Kim Thoa 16:08 15/02/2023

5 căn biệt thự trên nằm trong khuôn viên rộng chừng 12ha, trên núi Cảnh Long, TP Nha Trang, được người Pháp xây từ năm 1923, làm nơi ở cho các nhà hải dương học. Các căn biệt thự được đặt tên là Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ và Cây Bàng.

bao-dai-1242.jpg
5 ngôi biệt thự từng được vua Bảo Đại làm nơi nghỉ dưỡng (Ảnh: Bùi Bùi)

Ngày 14/2,  Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đang làm thủ tục tiếp nhận lại 5 biệt thự tại di tích Lầu Bảo Đại (còn gọi là Biệt thự Cầu Đá), trên núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang, từ Công ty CP Đầu tư Khánh Hà, chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại.

Theo nguồn tin, trước đó vào cuối năm 2022, Công ty Khánh Hà đã có nghị quyết “chuyển giao quyền sở hữu” 5 biệt thự, vốn là phần góp vốn của Tổng công ty Khánh Việt (KHATOCO) trong công ty cổ phần, cho địa phương quản lý.

Sau khi có văn bản chuyển giao của Công ty Khánh Hà, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Văn hóa thể thao tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xây dựng phương án tu bổ, quản lý, khai thác, phát huy giá trị.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết, 5 căn biệt thự cổ thường gọi là Biệt thự Cầu Đá là những công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa. Các căn biệt thự được xây dựng theo kiến trúc cổ điển Pháp, có sự kết hợp hài hòa với nghệ thuật hoa viên xây dựng cung điện. 5 biệt thự được người Pháp xây dựng khoảng 100 năm trước để phục vụ các nhà khoa học tại Viện Hải dương học. Từ năm 1940-1945, vua Bảo Ðại thường đến đây nghỉ dưỡng nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó.

Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với không gian và cảnh sắc thiên nhiên, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp, kết hợp hài hoà với nghệ thuật hoa viên.

Theo Sở Văn hóa Thể thao Khánh Hòa, tỉnh đang rà soát các vấn đề liên quan việc triển khai dự án Khu nghỉ dưỡng Bảo Đại. Khi tỉnh tiếp nhận 5 biệt thự và bàn giao, đơn vị này sẽ xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy các biệt thự này.

Khu biệt thự lầu Bảo Đại đã được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định công nhận là "di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh" vào tháng 10-1995. Trong đó, có 5 biệt thự cổ do người Pháp xây dựng từ năm 1923. Tháng 3-2005, bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin có quyết định công nhận Danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang. Trong đó, toàn bộ khu di tích cấp tỉnh tại lầu Bảo Đại (ở phía đông đường Trần Phú, nằm trên núi Cảnh Long nhô ra vịnh Nha Trang) đều nằm trong ranh giới thuộc di tích Danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang. Thế nhưng, tháng 8-2013, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khi ấy đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết (1/500) và điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất khu di tích tại lầu Bảo Đại. Theo đó, Công ty CP đầu tư Khánh Hà đã được giao 13,6ha đất (bao gồm 8,9ha đất di tích lầu Bảo Đại, cả 5 biệt thự cổ cùng 4,7ha mặt biển Danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang) để thực hiện dự án Bảo Đại resort Nha Trang. Chủ dự án được tỉnh cho đào phá núi Cảnh Long, thuộc cả hai di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia kể trên, để xây dựng khách sạn 5 tầng, gồm 108 phòng để cho thuê và xây 36 biệt thự để bán. Ngoài ra, dự án còn được cho xây nhà hàng, trung tâm hội nghị, bến du thuyền.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Khánh Hoà đang xây dựng phương án bảo tồn 5 căn biệt thự di tích Lầu Bảo Đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO