Tác giả - tác phẩm

Khám phá bách khoa thư về “Lịch sử Cái Đẹp”

Thụy Phương 18:00 20/05/2023

Trong khuôn khổ “Những ngày văn học châu Âu năm 2023”, sáng ngày 20/5, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và Đại sứ quán Ý đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Cái Đẹp” với sự tham gia của 3 vị khách mời là nhà nghiên cứu, PGS. TS. Đỗ Lai Thúy, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên và đạo diễn Đỗ Văn Hoàng.

“Lịch sử Cái Đẹp” của Umberto Eco được Nhã Nam phát hành năm 2022, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả bởi dung lượng kiến thức đồ sộ và hình thức trình bày công phu, đẹp mắt.  

Cuốn sách được ví như một bách khoa thư đồ sộ với hơn 200 bức tranh và tiểu họa, hơn 50 tác phẩm điêu khắc, bình gốm cùng rất nhiều hình ảnh tái hiện các công trình kiến trúc, khảo cổ, nghệ thuật thời trang. Bên cạnh đó độc giả còn bắt gặp một khối lượng lớn những bài luận của Eco, các trích dẫn tác phẩm văn học, nghị luận, triết học, âm nhạc và khoa học với nỗ lực kiến giải phạm trù Cái Đẹp đa diện nhất.  

lich-su-cai-dep.jpeg
Hiếm có một cuốn sách nào có thể cắt nghĩa được phạm trù Cái Đẹp tỉ mỉ và cẩn trọng như tác phẩm của Umberto Eco.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, tác giả chia sẻ cuốn sách này bắt đầu từ nguyên tắc mà theo đó Cái Đẹp chưa bao giờ là tuyệt đối và bất biến, mà mang nhiều diện mạo khác nhau tùy thời kỳ lịch sử và tùy quốc gia. Điều này được áp dụng không chỉ cho Cái Đẹp hình thể mà cả Cái Đẹp tâm linh, ý niệm, Đấng cứu thế hay thần thánh.

Nếu thời trung cổ, Cái Đẹp gắn liền với yếu tố thần học, với chủ nghĩa biểu tượng trong ánh sáng và màu sắc; thời kỳ phục hưng, Cái Đẹp gắn với hình ảnh các quý phu nhân, những phụ nữ - thiên thần, những bài ca mục đồng và những kẻ hát rong thì tới thế kỷ XX Cái Đẹp lại có thể tìm thấy trong những vật thể chứa đựng yếu tố nhân tạo như sắt, thủy tinh…

lich-su-cai-dep-2-.jpeg
Buổi giới thiệu sách thu hút nhiều độc giả.

Theo Tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên, Umberto Eco là một người toàn tài, ông là nhà văn, nhà lý luận, triết gia và cũng là một nhà ký hiệu học lừng danh. Sự toàn tài này của ông đã được thể hiện rõ trong nội dung của cuốn sách. Ở đây tác giả đã dày công khảo cứu sự biến chuyển của Cái Đẹp từ thời Hy Lạp cổ đại tới ngày nay từ đó hé mở cánh cửa của sự Đẹp dưới quan điểm của thời đại. 

“Cuốn sách rất thú vị nhưng cũng tương đối khó đọc bởi ngoài phần biện luận của tác giả thì còn có rất nhiều những dẫn chứng, minh họa được lồng ghép trích dẫn từ các tác phẩm văn chương, triết - mỹ học…” - Tiến sĩ Nguyễn Quyên nhận định.

Vậy làm thế nào để tiếp cận tác phẩm này một cách đơn giản nhất? Tiến sĩ Nguyễn Quyên cho rằng thì nên đọc từ từ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm những luận điểm của Umberto Eco.

Theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy, nếu chỉ đọc phần lời bình của tác giả thì dễ hiểu, nhưng cái khó khi tiếp cận tác phẩm chính là ở phần trích dẫn uyên bác, cô đọng. Để khám phá “mê cung” này, theo PGS.TS Đỗ Lai Thúy cần có “sợi chỉ đỏ”. Chìa khóa để mở cánh cửa bước vào cuốn sách là 2 từ khóa Lịch sửCái Đẹp.

Cùng với việc gợi mở hướng tiếp cận cuốn sách, các khách mời cũng đã làm sáng tỏ những giá trị của tác phẩm thú vị này qua những phân tích, minh chứng và so sánh./.

Umberto Eco (1932 - 2016) là nhà văn, nhà lý luận, triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn học và lý luận đương đại. Ông tham gia giảng dạy và thuyết trình tại nhiều trường đại học danh tiếng như Yale, Cambridge, Oxford và Harvard. Tờ Los Angeles Times đánh giá ông “là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất thời đại chúng ta". Tên tuổi của Eco gắn liền với cuốn tiểu thuyết đầu tay “Tên của đóa hồng” - xuất bản lần đầu năm 1980. Cuốn sách đã trở nên nổi tiếng toàn cầu và được dịch sang 47 ngôn ngữ, bán được hơn 50 triệu bản.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024
    “Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội thứ VII - năm 2024”  khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội nói riêng; Đồng thời thiết thực hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp tổ chức hằng năm.
  • Ngân vang niềm tự hào dân tộc
    Dàn dựng công phu, các tiết mục múa hát của những cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông) tối 13/5, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vừa là sự tri ân thế hệ cha anh ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh để Việt Nam có được như hôm nay.
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Hà Nội hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua VNeID
    Sáng nay 15/5, tại Kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
  • Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
Đừng bỏ lỡ
Khám phá bách khoa thư về “Lịch sử Cái Đẹp”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO