Đời sống văn hóa

Khai mạc lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan

Đình Thế 08:34 20/03/2025

Ngày 19/3, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.

Dự lễ hội có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh cùng đông đảo cán bộ, nhân dân huyện Gia Lâm, xã Dương Xá và du khách.

1000002161.jpg
Các đại biểu tham dự Lễ hội.

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến (1044-1117), quê ở làng Thổ Lỗi, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bà là phi tần của vua Lý Thánh Tông (được phong làm Nguyên phi) và là mẹ của vua Lý Nhân Tông. Bằng sự kiên trì học hỏi, Nguyên phi Ỷ Lan đã giúp vua làm tốt các công việc của triều đình, với hai lần thay vua nhiếp chính, giúp cho đất nước yên bình, thịnh trị.

Để ghi nhớ công lao của bà, nhân dân đã suy tôn bà là “Quan Âm Nữ”, đồng thời lập đền thờ ở quê nhà đặt là đền Nguyên phi Ỷ Lan (còn có tên nôm là đền Bà Tấm). Năm 1996, đền Nguyên phi Ỷ Lan và chùa Linh Nhân Tư Phúc (do chính bà xây dựng năm 1115) đã được xếp hạng.

1000002164.jpg
Chủ tịch UBND xã Dương Xá Tô Hữu Vịnh phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND xã Dương Xá Tô Hữu Vịnh nhấn mạnh, Ỷ Lan Hoàng Thái hậu là một trong những danh nhân hiếm hoi của lịch sử Việt Nam với tài trị quốc xuất sắc. Xuất thân từ làng Thổ Lỗi (nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm), bà nổi tiếng thông minh, quyết đoán và đã hai lần nhiếp chính, đưa Đại Việt bước vào thời kỳ cường thịnh. Nhân dân tôn phong bà là Mẫu nghi thiên hạ, Thượng đẳng tối Linh Thần.

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, xã Dương Xá luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị tại Di tích lịch sử, văn hóa đền - chùa Bà Tấm. Nhiều bảo vật tại cụm di tích được bảo vệ giữ gìn, trong đó có tượng đôi sư tử đá thời Lý và khám thờ gỗ sơn son thếp vàng thời Mạc đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

ong_muoi_cvdh.jpg
Tiết mục văn nghệ biểu diễn tại lễ khai mạc.

Lễ hội đền, chùa Bà Tấm năm 2025 diễn ra trong 6 ngày, từ 15 đến 20/3 (tức ngày 16 đến 21/2 năm Ất Tỵ) với các nghi lễ quan trọng như dâng hương, tế lễ.

Ngoài ra, Lễ hội còn có các hoạt động: Thi đấu bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, bóng đá, kéo co, nhảy bao bố, chơi cờ tướng, tổ tôm; liên hoan văn nghệ quần chúng, hát quan họ…;

Đặc biệt, du khách còn có thể tham quan các gian hàng OCOP, sản phẩm lưu niệm, trải nghiệm viết thư pháp, câu đối… Điểm nhấn của lễ hội năm nay là chương trình giáo dục truyền thống, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về thân thế và sự nghiệp của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan thông qua cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên phi Ỷ Lan phò vua, giúp nước”.

kieu_mkoi.jpg
Các đoàn rước thánh về khu di tích đền Nguyên phi Ỷ Lan.

Lễ hội đền, chùa Bà Tấm ở xã Dương Xá là dịp để tưởng nhớ, tri ân công đức của Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và cầu cho quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc./.

Bài liên quan
  • Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – tài năng và đức độ
    Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan triều Lý là một nhân vật lịch sử và văn hóa nổi tiếng của nước nhà. Tên tuổi cũng như cuộc đời bà gắn liền với sự nghiệp của hai ông vua anh kiệt là Lý Thánh Tông, chồng bà và Lý Nhân Tông, con trai bà.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO