Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Huyện Thạch Thất: Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP

Quỳnh Chi 23:18 20/08/2024

Thạch Thất là huyện nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch với nhiều danh thắng đẹp và làng nghề truyền thống. Địa phương này cũng có các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP có thể gắn với phát triển du lịch.

Tại Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất ngày 20/8, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 59 làng có nghề và 162 sản phẩm OCOP; trong đó có 116 sản phẩm đạt 4 sao, 46 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất rất đặc sắc vừa mang giá trị về bản sắc truyền thống của quê hương, vừa mang giá trị to lớn về phát triển kinh tế- văn hóa - du lịch trong thời kỳ mới.

thach-that-23.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc Hội nghị.

Cùng đó, huyện Thạch Thất hiện có hơn 200 di tích như đình, chùa, đền, trong đó có 33 di tích đã được xếp hạng quốc gia, 62 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Di tích nổi tiếng nhất phải kể đến chùa Tây Phương đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất đã hình thành một số điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch như khu du lịch sinh thái Quang Huy, khu du lịch sinh thái Hoàng Long, Khu sinh thái du lịch nông nghiệp công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh…

Nhắc đến huyện Thạch Thất còn là nhắc đến vùng đất nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, phong phú, đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện trên địa bàn huyện có 10 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống với những sản phẩm hết sức độc đáo để phát triển du lịch như: Chuồn chuồn tre, chè Lam (Thạch Xá), quạt giấy, nghề mộc tại Dị Nậu, Chàng Sơn… Các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân, đồng thời góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa của làng nghề.

quat-chang-son.jpg
Nghệ nhân làng nghề quạt giấy Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đang thực hiện các công đoạn làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Huyện Thạch Thất đã, đang đang triển khai kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và xây dựng thí điểm các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại một số xã. Trong kế hoạch, huyện Thạch Thất hướng tới mỗi xã, thị trấn có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn với việc triển khai sản phẩm du lịch cộng đồng, trong đó sẽ gắn với việc hình thành chuỗi sản phẩm OCOP đạt chuẩn để giới thiệu du khách. Mục tiêu giai đoạn 2025 – 2030, huyện Thạch Thất phấn đấu trở thành một trong những địa phương trọng điểm du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Để phát triển du lịch bền vững, vai trò tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng rất quan trọng tại huyện Thạch Thất nói riêng, cộng đồng dân cư, người dân được đánh giá giữ yếu tố quan trọng. Thời gian qua, người dân huyện Thạch Thất đã nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường, đặc biệt là tại các làng nghề; nâng cao kỹ năng ứng xử văn minh. Với nhiều thế mạnh, huyện Thạch Thất đã, đang kết hợp phát triển du lịch sinh thái và làng nghề. Người dân cũng nỗ lực đầu tư, nâng cấp chất lượng dịch vụ tại cơ sở sản xuất, nâng cao kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách.

Xác định thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội” nên huyện Thạch Thất tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt các nội dung và đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch đề ra. Phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể sản phẩm tại các địa phương trong huyện tham gia Chương trình OCOP năm 2024 và các năm tiếp theo.

o-cop.jpg
Tại thành phố Hà Nội, huyện Thạch Thất là địa phương đứng đầu về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.

Theo Kế hoạch của UBND huyện, địa phương sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội) triển khai một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Đồng thời phát triển các vùng nguyên liệu, xây dựng mô hình chế biến sâu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với Chương trình OCOP Thành phố.

Việc phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới, trên nền tảng làng nghề truyền thống và các sản phẩm OCOP tại huyện Thạch Thất góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương, đồng thời phát huy giá trị di sản, văn hóa lịch sử, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Đặc biệt, huyện Thạch Thất đã cụ thể hóa mục tiêu của Thành phố Hà Nội về về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025. Đó là phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững./.

Bài liên quan
  • Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó với mưa lũ
    Để chủ động ứng phó với mưa lớn và các tình huống thiên tai có nguy cơ tiếp tục xảy ra. Trong thời gian tới, UBND huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội) tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt thông tin, tuyên truyền, cảnh báo để người dân chủ động, cảnh giác và kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai...
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Huyện Thạch Thất: Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO