Chuyển động Hà Nội

Huyện Sóc Sơn: Phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên tiêu chí xanh, sạch, bền vững

Hải Truyền - Như Anh 11:01 27/02/2023

Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội phục vụ mục tiêu hiện thực hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; huyện Sóc Sơn đã có những hướng đi hiệu quả dựa trên những thế mạnh của địa phương.

z4140260817415_365895773e98ac0f07aead969b2edff6.jpg
Bà Hoàng Thị Hà, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn (thứ 4 từ trái sang) trong buổi giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương.

Lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn cho thấy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thường đi liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Trong quá trình đó, nông nghiệp thường là lĩnh vực tiên phong trong quá trình đổi mới, nền tảng trong quá trình phát triển, trụ đỡ trong các giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Do đó, xây dựng được một nền nông nghiệp vững mạnh là điểm tựa để phát triển các ngành nghề khác.

Tại Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045; Đảng ta đã xác định: “Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn, mục tiêu cao nhất trong phát triển nông nghiệp nông thôn là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn đồng thời xây dựng Hội nông dân Việt Nam lớn mạnh thật sự là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nông dân”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn khẳng định: “Chưa bao giờ nông nghiệp, nông thôn và nông dân lại nhận được sự quan tâm đặc biệt như bây giờ. Người nông dân làm nông nghiệp không còn chỉ đơn thuần là để có cái ăn, cái mặc mà giờ đây kinh tế nông nghiệp có đủ điều kiện để người nông dân làm giàu; làm giàu cho cá nhân, cho gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Sự đóng góp của kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong những năm gần đây đang mang lại những tín hiệu tích cực, điều đó thể hiện sự đúng đắn và kịp thời của các chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong thời gian tới đây, huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục phát triển những mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh, những sản phẩm OCOP, sản phẩm hữu cơ với chất lượng cao để cung cấp ra thị trường. Mục tiêu của huyện là từng bước tái cơ cấu để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, xây dựng nền kinh tế nông nghiệp xanh, sạch và bền vững”.

z4136333818233_a855d809877c6a4c1cc06de8445e1229.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn (thứ 5 từ trái sang) trao giấy khen cho các cá nhân xuất sắc năm 2022 của Hội Nông dân xã Minh Trí.

Tháng 7/2022, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập huyện, huyện Sóc Sơn đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới”. Để phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xác định rõ Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thời gian qua huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình này và đạt được những kết quả thiết thực.

Bà Hoàng Thị Hà, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, tính đến hết năm 2022, huyện có 97 sản phẩm được TP Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP (trong đó có 10 sản phẩm 3 sao; 66 sản phẩm 4 sao).

Các sản phẩm được thành phố công nhận OCOP là những sản phẩm có giá trị chất lượng, kinh tế, đã có vị thế, uy tín trên thị trường như: Các sản phẩm rau hữu cơ, nấm công nghệ cao KMS, bánh chưng xanh Hải Yến, chuối tiêu hồng Nam Sơn (OCOP 4 sao), các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trái tim Hồng (OCOP 4 sao), nhóm sản phẩm chè an toàn Bắc Sơn, trà thảo dược Tâm Ngọc (OCOP 4 sao), nhóm sản phẩm gà vi sinh (OCOP 4 sao), thịt lợn trùn quế Bắc Phú, đu đủ Nam Sơn, ngô ngọt, măng tây Ngọc Mai (OCOP 3 sao), sản phẩm tranh gạo Ðông Xuân (OCOP 4 sao).

Thực tế, huyện Sóc Sơn vẫn còn rất nhiều điều kiện để phát triển các sản phẩm OCOP. Cụ thể, huyện hiện có 15 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, nổi bật như chuỗi liên kết sản xuất Nấm công nghệ cao KMS (quy mô 0,8ha); chuỗi liên kết sản xuất rau hữu cơ theo PGS (chứng nhận hữu cơ được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam) và tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (37,5ha), chuỗi liên kết sản xuất dược liệu định hướng hữu cơ (30ha), chuỗi liên kết sản xuất hoa nhài Sóc Sơn (148ha), chuỗi liên kết sản xuất chè sạch Bắc Sơn (409ha), chuỗi liên kết sản xuất gà vi sinh Sóc Sơn (20.000 con), chuỗi liên kết sản xuất trứng gà Sóc Sơn (30.000 con)...

Mới đây nhất, ngày 3/12/2022 huyện Sóc Sơn đã mở thêm Điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP nằm tại HTX Nông lâm nghiệp Bắc Sơn (xã Bắc Sơn). Những sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sao trên địa bàn huyện Sóc Sơn được bán tại đây phải kể đến các sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, rau hữu cơ Trung Giã, nấm công nghệ cao KMS Minh Phú, nấm Tâm An Minh Trí, măng tây, dưa lưới Minh Trí, bánh chưng xanh Hải Yến 20, chuối tiêu hồng Nam Sơn, bưởi sạch Phú Cường, đu đủ Nam Sơn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trái tim Hồng, nhóm sản phẩm chè an toàn Bắc Sơn, trà thảo dược Tâm Ngọc,…

Huyện Sóc Sơn đặt mục tiêu phấn đấu mỗi xã có từ 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm đến khâu phát triển thương mại, bán hàng sản phẩm nhằm không ngừng phát triển quy mô, vị thế của sản phẩm OCOP.

z4140261284770_ce5ba33f7f4485339b070a26caa3f3aa.jpg
Ông Đỗ Minh Tuấn PCT phụ trách kinh tế huyện Sóc Sơn chia sẻ cho bà con nông dân trong huyện về giống lúa mới cho năng suất cao.

Ngoài các lĩnh vực được lựa chọn để phát triển thành mũi nhọn thì huyện Sóc Sơn cũng đồng bộ triển khai thực hiện các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp đại trà có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; đối với năng suất lúa đạt 59,5 tạ/ha, tăng 0,5% so với năm 2021, cao hơn 2,4% so với bình quân của Thành phố. Diện tích, năng xuất các loại cây trồng hàng năm của huyện đều tăng so với cùng kỳ. Phát triển diện tích trồng cây dược liệu, hiện tại tổng số diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt 83ha; hình thành thêm các mô hình mới, cho năng suất và thu nhập cao. Trong năm qua, huyện cũng đã triển khai hỗ trợ 52ha giống khoai tây Đức và 64ha giống ngô nếp cho các hộ dân trên địa bàn.

Đối với chăn nuôi, tình hình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn được kiểm soát tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Toàn huyện hiện có 51 trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng kín, 09 trang trại có dây truyền cho ăn, uống tự động, 18 trang trại nuôi công nghệ chuồng lồng, 100% trang trại chăn nuôi xử lý môi trường bằng công nghệ khí sinh học (biogas), ao sinh học, hệ thống xử lý nước thải, ủ chua, ủ men vi sinh, trộn nem vào thức ăn nước uống, sử dụng đệm lót sinh học…

Trước những kết quả đáng khích lệ trong những năm qua, năm 2023 huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội nông dân trên địa bàn các xã, nhất là những xã có thế mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp; phổ biến các chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước đến người dân. Huyện khuyến khích những mô hình hay, sáng kiến có tính ứng dụng cao để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Sóc Sơn: Phát triển kinh tế nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên tiêu chí xanh, sạch, bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO