Huyện Sóc Sơn chú trọng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

KTĐT| 21/03/2022 09:52

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm. Địa phương xác định đây sẽ vẫn là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân trong giai đoạn tới.

Theo ông Đoàn Văn Sinh - Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Sóc Sơn - địa phương có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh. Cụ thể là: Hội Gióng tại đền Sóc (xã Phù Linh) và nghi lễ kéo mỏ tại thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu).

Ngoài 2 di sản kể trên, huyện còn có 2 di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, cần ưu tiên bảo vệ gồm: Lễ hội đền Sọ (hay còn gọi là đền Tam Tổng) tại xã Phù Lỗ; Hội Húc cầu ở thôn Xuân Dục (xã Tân Minh); cùng một số lễ hội đình làng trên địa bàn huyện.

Tượng đài Thánh Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
Tượng đài Thánh Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

Trước yêu cầu đặt ra cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản phi vật thể, mới đây, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND về Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể huyện Sóc Sơn đến năm 2025. Trong đó, đề ra các nhóm giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

Cụ thể, đối với Hội Gióng tại đền Sóc, và nghi lễ kéo mỏ tại thôn Xuân Lai, UBND huyện Sóc Sơn sẽ Triển khai thực hiện các nội dung đã cam kết với UNESCO khi đăng ký ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Xây dựng báo cáo định kỳ về hiện trạng bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh theo quy định. Các địa phương có di sản xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, công nhận.

Đối với lễ hội đền Sọ và hội Húc cầu ở thôn Xuân Dục, huyện sẽ ưu tiên các nguồn lực đầu tư; tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa di sản; ghi hình tư liệu nhằm nhận diện giá trị di sản; phục dựng, thực hành góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản có nguy cơ mai một, cần ưu tiên bảo vệ. Biên soạn sách giới thiệu, tài liệu truyền dạy về di sản nhằm lưu giữ và trao truyền lại di sản cho thế hệ sau.

Ngoài các di sản văn hóa phi vật thể, UBND huyện Sóc Sơn cũng đề ra nhiều nhiệm vụ nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể gồm: Loại hình lễ hội truyền thống, loại hình nghề thủ công truyền thống, loại hình ngữ văn dân gian, loại hình tri thức dân gian, và cuối cùng là loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Thời gian tới, UBND huyện Sóc Sơn sẽ phát huy tính chủ động, tích cực của cộng đồng trong tổ chức, quản lý, đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ý nghĩa, nội dụng các giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội truyền thống. Hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ, tổ chức hội thi, liên hoan; phục dựng, khai thác nghệ thuật trình diễn dân gian tiêu biểu của địa phương.

Khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu. Đồng thời, nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật: Sử thi, ca dao, tục ngữ, hò, vè, câu đối… và các biểu đạt khác được truyền tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết làm phong phú thêm kho tàng ngữ văn dân gian...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Sóc Sơn chú trọng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO