Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới

Lệ Quyên| 07/02/2021 22:28

Sau một thập kỷ, cán bộ và nhân dân huyện Lý Nhân nỗ lực không ngừng, phấn đấu nhằm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới (NTM), đến hết năm 2019, Lý Nhân chính thức đạt chuẩn nông thôn mới. Đây không chỉ là một danh hiệu mà thực sự, định hướng phát triển nông thôn mới đã tạo nên những thay đổi ngoạn mục của một vùng quê thuộc tỉnh Hà Nam.

Thay đổi từ một vùng quê nghèo chiêm trũng…

Lý Nhân là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam với gần 200.000 dân và diện tích tự nhiên khoảng 168 km2. Huyện Lý Nhân có vị trí vô cùng đặc thù khi được hai con sông lớn bao quanh là sông Hồng và sông Châu. Chính điều này đã giúp cho đất đai nơi đây vô cùng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy vậy, vị trí địa lý này cũng gây những khó khăn nhất định. Dù thuận lợi cho canh tác nhưng lại khó phát triển các ngành nghề khác, lại bị ngăn cách bởi sông nước khiến giao thương trắc trở. Cũng bởi vậy mà vùng quê nghèo này vốn được biết đến với hình ảnh người dân quanh năm lam lũ bên ruộng vườn và một nền kinh tế nông nghiệp thuần túy.

Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới
Đồng chí Mai Tiến Dũng -  Ủy viên TW  Đảng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ tặng hoa cho huyện Lý Nhân nhân dịp huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và nhận huân chương lao dộng hạng Nhất, hạng Ba

Nhưng giờ đây, điều đó có lẽ chỉ còn là quá khứ khi nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đang có những chuyển biến tích cực sau 10 năm cán bộ và nhân dân Lý Nhân  kiên định thực hiện mục tiêu nông thôn mới. Tính đến hết năm 2019, 20 xã và 1 thị trấn tại Lý Nhân đều đạt chuẩn nông thông mới với 19 chỉ tiêu cấp xã, 9 chỉ tiêu cấp huyện cũng được đảm bảo thực hiện.

Lý Nhân hiện tại đã có một diện mạo hoàn toàn mới, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hệ thông điện - đường - trường - trạm đều đảm bảo đời sống cho người dân trong vùng và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập đầu người năm 2020 đạt 51 triệu đồng/người/năm với mức tăng trưởng cao khoảng 8%. Tỉ lệ hộ nghèo chỉ là 2,3% và đã giảm 0,57% so với năm trước đó.

Trong năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt 2.170 tỷ đồng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 5.535 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại đạt 4.400 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách trên 245 tỷ đồng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng đạt gần 14 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Ngoài những kết quả to lớn về kinh tế, nhiều kết quả khác trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng rất đáng ghi nhận. Tỉ lệ gia đình văn hóa tại Lý Nhân là 88,3% với 2 xã đã được công nhân danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu. Các lĩnh vực y tế, giáo dục cũng được quan tâm phát triển với 89,5% người dân có bảo hiểm y tế, 70% lao động đã qua đào tạo, 8 trường học đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời công tác môi trường, cung cấp nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực,… đều được thực hiện đúng với kế hoạch đề ra.

Chia sẻ về những kết quả đạt được sau 10 năm quyết liệt thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, ông Nguyễn Thành Thăng, chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho rằng: “Những kết quả đạt được hiện tại mới chỉ là kết quả ban đầu, cán bộ và nhân dân huyện Lý Nhân sẽ cần nỗ lực rất nhiều trong giai đoạn tiếp theo để giữ vững và phát triển những kết quả đã có”, chủ tịch UBND huyện Lý Nhân nói.

Tập trung phát triển đồng bộ để đưa Lý Nhân “cất cánh”

Những thành quả đáng tự hào trong phát triển kinh tế xã hội mà huyên Lý Nhân đã đạt được không phải ngẫu nhiên mà đó là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ, nhất quán và sáng tạo của cán bộ và nhân dân địa phương. Trong suốt 10 năm, huyện Lý Nhân đã thực hiện nhiều chiến lược, chính sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn và các mục tiêu đã đề ra. Trong nông nghiệp, được tỉnh Hà Nam quy hoạch trở thành vùng trọng điểm, huyện Lý Nhân đã tăng cường thực hiện canh tác tập trung, chủ yếu theo hình thức nhóm gia đình hoặc hợp tác xã nhỏ. Điều này giúp tăng năng suất, chất lượng, giảm thiểu chi phí và rủi ro, đồng thời dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Ngoài ra, huyện thực hiện chuyên canh theo từng khu vực phù hợp nhằm đảm bảo phát triển hệ thống tưới tiêu, chăm sóc hiệu quả nhất. Nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm tăng năng suất và giá trị của sản phẩm.

Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới
Mô hình trồng dưa lưới áp dung công nghệ cao tại huyện Lý Nhân

Như ông Nguyễn Thành Thăng – Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân chia sẻ : Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản là xu hướng tất yếu đồng thời cũng là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiều chính sách trong canh tác, huyện Lý Nhân cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp. Người nông dân được chính quyền hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp tiêu thụ nhằm tránh tình trạng được mùa mất giá, sản xuất ra nhưng không thể tiêu thụ.

Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân huyện Lý Nhân

Trong lĩnh vực công nghiệp, dù không phải thế mạnh nhưng Lý Nhân cũng đang nỗ lực tạo ra những phát triển mới. Huyện đạt mục tiêu mở rộng từ diện tích khoảng 200 ha lên 1.200 ha dành cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, hướng đến giải quyết một lượng lớn việc làm cho người dân.

Để làm điều này, một loạt định hướng chính sách đã được  xây dựng để đưa vào triển khai. Cụ thể, huyện đã chỉ đạo tích cực cải thiện hệ thống giao thông trong toàn huyện, đặc biệt là khu vực phía Nam nhằm kết nối Lý Nhân với các tỉnh bạn như Nam Định, Ninh Bình;  phát triển cơ sở hạ tầng trường học, bệnh viện,…nhằm đảm bảo phục vụ lực lượng lao động vô cũng lớn và gia đình họ trong tương lai; chú trọng công tác cải cách hành chính theo hướng hành chính phục vụ, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tận tình và hết lòng phục vụ lợi ích của nhân dân.

Trong những thành tựu mà huyện Lý Nhân đạt được, không thể không nhắc đến lĩnh vực giáo dục. Lâu nay, Lý Nhân được biết đến là vùng đất hiếu học, luôn là một trong lá cờ đầu của tỉnh Hà Nam. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, huyện Lý Nhân đã cho triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, bảo đảm an toàn trường học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp thực hiện quy hoạch cải tạo và mở rộng khuôn viên trường THCS Bắc Lý; triển khai Dự án khu vực thực hành của trường THCS Bắc Lý; tổ chức hội thảo cấp huyện về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới…

Để góp phần xây dựng quê hương Lý Nhân giàu đẹp như ngày hôm nay, đó là công sức, là tâm huyết của toàn bộ lãnh đạo và nhân dân trong huyện. Và đặc biệt, không thể không kể đến sự chung tay, đóng góp tích cực của khối doanh nghiệp tại địa phương. Trong đó phải kể đến các doanh nghiệp tiêu biểu như : Công ty TNHH Xây dựng Phúc Thành, Công ty TNHH xây dựng Nam Hùng, Công ty TNHH xây dựng Anh Đức. Các doanh nghiệp trên đều đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và Hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hóa… Với các thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động của mình,  các doanh nghiệp đã tich cực góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện, giúp thúc đẩy nhanh quá trình " cán " đích Nông thôn mới và ghi danh Lý Nhân là huyện đang có bước phát triển ngoạn mục của tỉnh Ha Nam trong những năm qua.

Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới
Đ/C Trịnh Đình Dũng - Ủy viên TW Đảng,Phó Thủ tướng Chính phủ tặng hoa chúc mừng huyện Lý Nhân

Tái khẳng định quyết tâm thực hiện những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra để đưa huyện Lý Nhân “cất cánh”,  trong thời gia tới,chủ tịch UBND huyện Lý Nhân, ông Nguyễn Thành Thăng  cho hay: “Tình hình mới cũng sẽ đạt ra vô số thách thức nhưng với sự quyết tâm và sự đoàn kết của cán bộ và nhân dân huyện Lý Nhân, tôi khẳng định sự đồng lòng và kiên định, nhất quán với những định hướng đúng đắn, đồng thời luôn lấy người dân là chủ thể hưởng lợi và tham gia trong xây dựng nông thôn mới để đưa huyên Lý nhân tiếp tục phát triển đi lên, hướng tới những điều tốt đẹp hơn."
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng lòng của lãnh đạo và toàn thể nhân dân, chúng ta hoàn toàn tin vào sự vươn lên mạnh mẽ của Lý Nhân trong  những năm tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Huyện Lý Nhân(Hà Nam): Những đổi thay ngoạn mục từ chương trình xây dựng Nông thôn mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO