Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả

Khánh Thư| 04/08/2022 15:52

Sáng 4/8, tại trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) đã diễn ra buổi tập huấn cho giáo viên tiểu học với nội dung “Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả”.

Buổi tập huấn do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cùng Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng (CFC) phối hợp với Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức.

Chương trình được hỗ trợ bởi Dự án “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google”, nhằm hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động xây dựng và phát triển, nắm đặc điểm của người dùng Internet, phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam.

Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả

Buổi tập huấn đã giúp các giáo viên có thêm những kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn và hiệu quả.

Buổi tập huấn còn cung cấp cho giáo viên công cụ và phương pháp cần thiết trong việc truyền dạy các kiến thức nền tảng về an toàn kĩ thuật số và công dân số trong môi trường lớp học. Các kế hoạch bài giảng khơi gợi những điểm quan trọng nhất giúp giáo viên thu hút sự tham gia của học sinh, nhằm hướng các em trở thành những công dân thành công trong môi trường mạng toàn cầu an toàn…

Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Âu Thị Hồng Ánh - Trưởng phòng đào tạo CFC cho biết, theo khảo sát, quan điểm an toàn bảo mật thông tin của người dùng cá nhân tại Việt Nam có 70% bố mẹ lo lắng về tâm sinh lý, sức khỏe và an toàn của trẻ em khi truy cập Internet. Trong đó, 88% lo lắng về việc trẻ xem nội dung không phù hợp trên mạng, 71% về việc trẻ nhận thông báo từ người lạ, 76% lo ngại những tác động xấu đến sức khỏe.

“Hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen công nghệ tốt, năm 2017 Google đã xây dựng và phát triển Chương trình “Be Internet Awesome - Em an toàn hơn cùng Google” và triển khai trên hơn 25 quốc gia. Đây cũng là khóa học giúp trẻ em trang bị những kiến thức cần thiết nhất giúp các em có thể chủ động đối phó với những vấn đề khi truy cập mạng...”, bà Ánh thông tin.

Trưởng phòng đào tạo CFC cũng cho biết, các quy tắc ứng xử trên môi trường Internet cho trẻ dựa trên năm phẩm chất của người dùng Internet tuyệt vời bao gồm: Cẩn thận khi chia sẻ (Dùng Internet Thông minh); Đừng rơi vào cạm bẫy (Dùng Internet Tỉnh táo); Bảo vệ bí mật (Dùng Internet Mạnh mẽ); Tử tế thật tuyệt (Dùng Internet Tử tế); Khi nghi ngờ, đừng ngại lên tiếng (Dùng Internet Can đảm).

Với mỗi quy tắc ứng xử sẽ có các hoạt động trải nghiệm như: xem các clip, chơi trò chơi trực tuyến, hoạt động nhóm… Qua đó, giúp các thầy cô có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về các vấn đề như bị xâm nhập vào tài khoản, lừa đảo, bắt nạt trên mạng. Cuối mỗi nội dung, đại diện CFC cũng đã đưa ra các phương án, cách giải quyết tốt nhất để giáo viên dễ dàng hướng dẫn và truyền đạt tới học sinh.

Tại chương trình, giáo viên còn được tương tác thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát và nêu ý kiến thảo luận, trao đổi bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp.

Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả

Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả
Một số giáo viên tham gia góp ý tại chương trình tập huấn.

Trả lời cho câu hỏi “Giáo viên cần hướng dẫn học sinh như thế nào nếu không may rơi vào cạm bẫy trên Internet?”, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh - Phó Giám đốc Trung tâm CFC cho biết, giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết nói với cha mẹ, thầy cô, hay những người mà em cảm thấy tin cậy để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Bên cạnh đó, nên đổi mật khẩu cho các tài khoản online để tránh lộ các thông tin quan trọng. Ngoài ra, nếu bị rơi vào bẫy của một vụ tấn công mạng hay lừa đảo, hãy thông báo cho bạn bè có liên quan để không là nạn nhân tiếp theo.

Phó Giám đốc Trung tâm CFC cũng lưu ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tra kĩ đường dẫn URL trước khi truy cập, nên truy cập các trang web bảo mật (https://) có biểu tượng ổ khóa và cẩn trọng khi nhận email với đề nghị tốt đến khó tin…

"Ngoài các vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân, giáo viên nên hướng học sinh có thái độ tích cực trên mạng và ngoài đời thực. Bên cạnh đó, biết lan tỏa sự tử tế, tôn trọng quyền riêng tư và ý kiến cá nhân của mọi người xung quanh…, bà Hoàng Anh nhắn nhủ.

Tại buổi tập huấn, đại diện CFC cũng đưa ra các gợi ý về bài giảng với đầy đủ nội dụng, thời lượng, kế hoạch, những lưu ý khi giảng dạy để giáo viên có thể tham khảo và thực hiện. Từ đó, mỗi giáo viên sẽ lựa chọn phương án giảng dạy phù hợp để truyền tải tới học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất.

(0) Bình luận
  • GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: “Người không cũ” của Hà Nội
    GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã dành cả cuộc đời của mình cho kiến trúc, dành tình yêu cho Hà Nội - mảnh đất ông sinh ra và lớn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học kiến trúc Matxcơva năm 1967 và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ kiến trúc về di sản và trùng tu năm 1977, ông trở về nước. 20 năm giữ chức Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích), Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam,… ông đã dành trọn kiến thức, tâm huyết cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích để gìn giữ và phát huy những di sản cha ông. Giải thưởng Lớn, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2024 vinh danh GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính như khẳng định lại những đóng góp của ông trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.
  • Ra mắt cuốn sách “Khi tài nguyên không còn khan hiếm”: Hành trình vượt qua giới hạn để phát triển bền vững
    Ngày 16/1/2025, tại Hà Nội, Mochibooks chính thức phát hành cuốn sách “Khi tài nguyên không còn khan hiếm: Hành trình vượt qua giới hạn để phát triển bền vững” của tác giả TS. Lê Hữu Thi. Đây là tác phẩm mở ra những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về mối quan hệ giữa công nghệ, tài nguyên và sự phát triển bền vững trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ.
  • Khám phá Tết qua những ấn phẩm sách đặc sắc cho thiếu nhi
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc những ấn phẩm sách Tết đặc sắc, phong phú về thể loại, từ thơ, truyện, sách kiến thức, sách kỹ năng giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về phong tục Tết, đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc.
  • Trường ca “Lũ" được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024
    Tại Lễ trao danh hiệu Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tổ chức ngày 11/1/2025, Trường ca “Lũ" của nhà thơ Lữ Mai đã được vinh danh trong top 10 cuốn sách nổi bật năm 2024. Đây là lần đầu tiên một cuốn sách điện tử được xướng tên trong hạng mục danh giá này, đánh dấu bước chuyển mình của văn học kỹ thuật số.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Ra mắt ấn phẩm "Nhâm nhi Tết Ất Tỵ"
    Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bạn đọc ấn phẩm đặc biệt "Nhâm nhi Tết Ất Tỵ" – một món quà tinh thần ý nghĩa cho các gia đình Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là cuốn sách được chờ đón hằng năm, như tín hiệu báo mùa Xuân mới đã về.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nền tảng để Đình So thành điểm đến quan trọng trên hành trình du lịch di sản văn hóa phía Tây của Hà Nội
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định “Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045”.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt chùm ca khúc mừng Đảng, mừng Xuân
    Mùa Xuân này, trong không khí hân hoan của đất nước chuẩn bị bước vào kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã mang đến cho công chúng ba tác phẩm âm nhạc: “Đất nước yêu người”, “Xin rạng ngời” và “Đất nước vươn mình”. Đây là những ca khúc không chỉ ca ngợi Đảng, Bác Hồ mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
  • GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính: “Người không cũ” của Hà Nội
    GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính đã dành cả cuộc đời của mình cho kiến trúc, dành tình yêu cho Hà Nội - mảnh đất ông sinh ra và lớn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học kiến trúc Matxcơva năm 1967 và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ kiến trúc về di sản và trùng tu năm 1977, ông trở về nước. 20 năm giữ chức Giám đốc Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích), Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam,… ông đã dành trọn kiến thức, tâm huyết cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích để gìn giữ và phát huy những di sản cha ông. Giải thưởng Lớn, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, năm 2024 vinh danh GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính như khẳng định lại những đóng góp của ông trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.
  • Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 - Bùi Huyền Trang ra mắt MV "Cô gái Hà Nội"
    Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2024, Bùi Huyền Trang, vừa cho ra mắt MV ca nhạc mới mang tên "Cô gái Hà Nội". MV này không chỉ giới thiệu về hình ảnh, cuộc sống và con người của người phụ nữ Hà Nội, mà còn thể hiện niềm tự hào, sự yêu thương và gắn kết của Bùi Huyền Trang với quê hương Thủ đô.
  • Ngành giáo dục Hà Nội chúc Tết, tặng quà 170 giáo viên mầm non có hoàn cảnh khó khăn
    Sáng 22/1, tại Trường Mẫu giáo Việt - Triều Hữu nghị, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức gặp mặt, chúc Tết, tặng quà cán bộ, nhân viên, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non - chuyên biệt trực thuộc.
Đừng bỏ lỡ
Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO