Hồi sinh 3 nhóm tháp tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

PV| 21/12/2022 14:57

Ngày 20/12, tại Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Bộ VHTT&DL, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và bàn giao Dự án trùng tu các nhóm K, H, A tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.

khu-thap-k-sau-trung-tu-1671520287471929764353(1).jpg
Tháp K sau trùng tu. Ảnh: VGP

Theo đó, sau 6 năm triển khai (từ 2017-2022), các đơn vị tham gia dự án đã tiến hành gia cố, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh các nhóm tháp K, H, A, trả lại dáng vẻ ban đầu như khi người Pháp phát hiện ra, được các chuyên gia trong nước, quốc tế và du khách đánh giá cao.

Trong quá trình phát lộ trùng tu đã phát hiện hàng trăm hiện vật có giá trị, nhiều hiện vật lần đầu mới phát hiện tại Mỹ Sơn, trong đó có tượng thần bằng đá phát hiện ở khu tháp A, bức phù điêu trong lòng tháp A13 tương đối khác lạ so với các công tình kiến trúc được điêu khắc trong lòng tháp của kiến trúc Champa, đặc biệt là đài thờ Linga - Yoni liền khối lớn nhất Việt Nam được công nhận Bảo vật quốc gia. Một số hiện vật đã được xử lý hoàn trả lại vị trí ban đầu, một số được xử lý bảo quản tại kho. Các khu tháp sau khi trùng tu đã mở cửa đón khách tham quan.

Thông qua dự án, đội ngũ công nhân lành nghề (có thời điểm hơn 100 công nhân trên công trường) đã được đào tạo, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

Dự án bảo tồn, tôn tạo các nhóm tháp A, K, H ở Mỹ Sơn được khởi công từ năm 2017 theo bản ghi nhớ ngày 28/10/2014 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về việc "Bảo tồn, tôn tạo Di sản Văn hóa thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn" - nhóm kiến trúc bị tàn phá nặng nề do thời gian và chiến tranh. Dự án được các bên triển khai thận trọng, tuân thủ nguyên tắc trùng tu khảo cổ học.

Quá trình thực hiện dự án diễn ra trong thời gian dài, gặp không ít trở ngại, nhất là ảnh hưởng của 2 năm đại dịch COVID-19, gây khó khăn trong việc liên kết, kết nối, xúc tiến thành phần dự án; đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và công nhân phải vừa thực hiện công tác trùng tu vừa thực hiện giãn cách.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của các bên tham gia, sự đồng lòng, nỗ lực của đội ngũ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật, sau 6 năm thực hiện, dự án đã hoàn thành và đảm bảo đúng các nguyên tắc về bảo tồn di tích, được Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTT&DL và các chuyên gia của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá cao. Qua đó, khắc phục được tình trạng hư hỏng, xuống cấp của các di tích, góp phần phục hồi, hoàn thiện không gian kiến trúc Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Đây sẽ là tiền đề tốt cho việc xúc tiến hợp tác trùng tu nhóm tháp F trong năm tới cũng như xem xét một số công trình kiến trúc thuộc khu E và A' trong tương lai.

Bài liên quan
  • Phục dựng những giai thoại, 
hình tượng văn học cho các tour du lịch
    Văn học và du lịch là hai lĩnh vực, hai mảng vấn đề rất khác nhau cả về nội hàm và phương pháp. Ngay trong văn và văn nghệ dân gian, mỗi chuyên ngành cũng đã có phương pháp khác nhau. Vậy nhưng, văn hay du lịch, chúng đều có chung một đối tượng phục vụ, đó là con người.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hồi sinh 3 nhóm tháp tại Khu đền tháp Mỹ Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO