Hoàn thiện Dự án Luật Biên phòng Việt Nam

VNHN| 09/02/2020 10:30

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QP&AN) Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh (BTL) Bộ đội Biên phòng (BĐBP) về dự án Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), ngày 5/2.

Hoàn thiện Dự án Luật Biên phòng Việt Nam

Quang cảnh buổi làm việc

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh BĐBP cho biết, từ tháng 8/2019 đến tháng 11/2019, BTL BĐBP đã tham mưu Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo 2 lần, xin ý kiến các thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập, lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị Quân đội, 19 bộ, ngành, UBND 44 tỉnh, thành biên giới đối với hồ sơ dự án Luật BPVN, đồng thời đăng tải hồ sơ dự án luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Quốc phòng;

Tiến hành khảo sát, tọa đàm, hội thảo tại các đơn vị BĐBP và địa phương tại 3 khu vực (miền Bắc tại Lào Cai, miền Trung tại Thừa Thiên - Huế, miền Nam tại Tây Ninh) với sự tham gia của đại diện các cơ quan hữu quan, các sở, ban ngành 17 tỉnh, thành biên giới với 34 tham luận, 90 ý kiến tham gia đối với dự thảo Luật, lấy ý kiến 945 phiếu khảo sát đối với hai loạt phiếu khảo sát, tỷ lệ tham gia đạt 98,6%.

Ngày 25/11/2019, BTL BĐBP đã hoàn thiện hồ sơ dự thảo 3 Luật BPVN gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Ngày 6/12/2019, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị thẩm định đánh giá dự án Luật. Hội đồng thẩm định có 15 ý kiến/12 cơ quan phát biểu. Chủ tịch Hội đồng thẩm định Bộ Tư pháp kết luận: Hồ sơ dự án Luật BPVN được chuẩn bị tốt, đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Hội đồng nhất trí thông qua.

Ngày 19/12/2019, Bộ Tư pháp đã có báo cáo thẩm định dự án Luật, Bộ Quốc phòng đã triệt để tiếp thu ý kiến và giải trình từng vấn đề cụ thể, rõ ràng. Ngày 10/1/2020, thực hiện công văn của Văn phòng Chính phủ về trình Chính phủ các dự án Luật, Bộ Quốc phòng đã hoàn chỉnh Hồ sơ dự án Luật BPVN đúng thời gian quy định.

Để hoàn thiện Luật BPVN, BTL BĐBP - Cơ quan Thường trực Ban Soạn thảo báo cáo, xin ý kiến Ủy ban QP&AN đối với 2 vấn đề còn ý kiến khác nhau về vấn đề tổ chức thi hành pháp luật, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu và trách nhiệm kiểm soát hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu.

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh thông tin thêm, tại cuộc họp chiều qua (5/2) của Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Tư pháp, Công an và Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã góp ý về 2 vấn đề trên. 3/4 ý kiến đồng ý với ý kiến Bộ Quốc phòng đề nghị lựa chọn là loạt ý kiến thứ nhất.

Kết quả, về tổ chức thi hành pháp luật, duy trì an ninh, trật tự ở KVBG, cửa khẩu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận chọn loạt ý kiến thứ nhất. Theo đó, BĐBP chủ trì thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 15 dự thảo Luật BPVN.

Về trách nhiệm kiểm soát hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu, Thủ tướng Chính phủ cũng kết luận chọn ý kiến thứ nhất: BĐBP có quyền hạn kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở KVBG, cửa khẩu (theo khoản 4 Điều 15, khoản 2 Điều 16 dự thảo Luật BPVN). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo sớm hoàn thành dự thảo Luật BPVN trình Chính phủ để thẩm định, xem xét trình Quốc hội góp ý, thông qua.  

Các đại biểu của Ủy ban QP&AN đã đóng góp nhiều ý kiến về 2 nội dung trên. Kết luận, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban QP&AN thống nhất ý kiến giao cho Biên phòng chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát, quản lý, đảm bảo an ninh trật tự KVBG và đề nghị Ban Soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung mà thành viên Chính phủ đã góp ý, làm tờ trình để Ủy ban có cơ sở cho ý kiến góp ý. 

https://vietnamhoinhap.vn/article/hoan-thien-du-an-luat-bien-phong-viet-nam---n-26776

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thiện Dự án Luật Biên phòng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO