Kiến trúc - Quy hoạch

Hoàn Kiếm: Hiện trạng khu đất 30 năm chưa giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án trọng điểm

Thanh Phương 14:50 17/10/2023

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ giải phóng mặt bằng di chuyển các hộ dân tại 43F-47C phố Ngô Quyền; 36A phố Trần Hưng Đạo và 13 phố Phan Huy Chú để xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Tuy nhiên, đến hiện tại, việc giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều vướng mắc nên chưa thể hoàn thành.

Khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo là khuôn viên nhà biệt thự cũ thuộc SHNN, nằm ở góc phố giao giữa đường Trần Hưng Đạo (số 36A) và phố Ngô Quyền (số 43F-47C;) diện tích khu đất khoảng 1.233,7 m2.

picture1.png
Toàn cảnh khu đất 36A Trần Hưng Đạo

Năm 1993, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương thu hồi đất giao cho Cục Kho bạc Nhà nước (sau giao cho Kho bạc Nhà nước Hà Nội) thực hiện chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng xây dựng Kho bạc Nhà nước. Giai đoạn này đã di chuyển được nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà và 10/25 hộ dân bố trí tái định cư tại chung cư số 232 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Tiếp đến năm 2014, UBND Thành phố giao cho UBND quận Hoàn Kiếm tiếp nhận khu đất, thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dưng trường Tiểu học Võ Thị Sáu; hiện trạng còn lại 15/25 hộ dân.

Khu đất 13 Phan Huy Chú nằm góc phố Hàn Thuyên và Phan Huy Chú. Hiện có 01 Tổ chức là Tổng Công ty Cổ phần điện tử và tin học Việt Nam thuộc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý và 14 hộ dân trước là cán bộ, được các đơn vị phân vào ở từ những năm 1970 và chưa làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà với các cơ quan quản lý.

picture2.png
Khu đất 13 Phan Huy Chú nằm góc giao giữa phố Phan Huy Chú và phố Hàn Thuyên với diện tích 1.328,65m2.

UBND TP Hà Nội đã tiếp nhận khu đất 13 Phan Huy Chú ngày 29/4/2021 và có Văn bản số 3666/UBND-KT ngày 22/10/2021, giao UBND quận Hoàn Kiếm quản lý cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại 13 Phan Huy Chú để xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Tuy nhiên quá trình thực hiện công tác GPMB của UBND Quận Hoàn Kiếm còn gặp nhiều khó khăn, trải qua gần 30 năm, đã thay đổi chủ trương dự án đầu tư, đơn vị thực hiện công tác GPMB và diện tích đất thu hồi. Điều này đã khiến cho các hộ dân phát sinh hoài nghi về mục đích thu hồi đất để phục vụ kinh doanh thương mại dẫn đến tình trạng các hộ dân phản đối gay gắt, liên tục có đơn thư kiến nghị khiếu nại; đồng thời, không phối hợp, đồng thuận để Tổ công tác tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm diện tích nhà, đất đang sử dụng.

Cùng với đó, quá trình sử dụng, các hộ dân còn lại đã có hành vi chiếm dụng các phần diện tích đã GPMB, làm cửa ngăn khép kín khiến công tác quản lý mặt bằng rất khó khăn.

picture3.png
Tại 36A Trần Hưng Đạo, những hộ dân vẫn sinh sống và chia nhau mở quán ăn uống tại khu vực sân.

Trường tiểu học Võ Thị Sáu hiện đang sử dụng 02 địa điểm số 18 Hàm Long và số 35 Trần Hưng Đạo để làm trường học. Tuy nhiên địa chỉ số 18 Hàm Long, một phần diện tích đất 657,9m2 với 07 lớp học và khoảng hơn 200 học sinh nằm trong khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa Chùa Hàm Long: đây là di tích lịch sử dự kiến nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, trường tiểu học Võ Thị Sáu sẽ phải bàn giao phần diện tích trên để phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Hàm Long khi công tác GPMB hoàn thành. Địa điểm số 35 Trần Hưng Đạo, có diện tích 279,5m2; hiện có 06 lớp học và khoảng 200 học sinh, tuy nhiên cơ sở vật chất đã xuống cấp không đảm bảo môi trường sư phạm cũng như điều kiện dạy và học theo quy định.

Căn cứ vào diện tích đất Trường tiểu học Võ Thị Sáu hiện đang sử dụng; đối chiếu với quy định tại các Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì nhà trường còn thiếu khoảng 3.300 m2 nhà làm lớp học và các phòng chức năng như: thể chất, tin học, thư viện…

Với chủ trương thu hồi 1.233,7m2 tại 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm để xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất sử dụng cơ sở nhà đất số 13 Phan Huy Chú để xây dựng điểm trường của Trường tiểu học Võ Thị Sáu để phục vụ nhu cầu cấp thiết về giảng dạy và học tập cho con em trên địa bàn. Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm là dự án trọng điểm của Quận giai đoạn 2020-2025, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ phải triển khai ngay. Chính sách BTHTTĐC đối với các hộ dân thuộc dự án mong được UBND Thành phố chấp thuận theo đề xuất của Liên ngành Thành phố, làm cơ sở để UBND quận Hoàn Kiếm phê duyệt phương án BTHTTĐC theo quy định. Đối với các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng nắm rõ thông tin dự án và phối hợp thực hiện theo đúng quy định pháp luật./.

Bài liên quan
  • 29/38 trường học tại quận Hoàn Kiếm đạt Chuẩn Quốc gia
    “Năm học 2022-2023, Ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, có những chuyển biến tích cực, thực hiện tốt việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018”, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm Vương Hương Giang, nhấn mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hoàn Kiếm: Hiện trạng khu đất 30 năm chưa giải phóng được mặt bằng để thực hiện dự án trọng điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO